Việc không có kế hoạch “tác chiến” rõ ràng khi học môn Lịch sử vô tình biến môn học này trở thành trở ngại, dù có rất nhiều sự kiện hấp dẫn và đáng nhớ. Vậy, làm sao để người học vượt qua được tâm lý “ngán ngẩm” và dành nhiều tâm huyết cho môn học? Những cách học Lịch sử hiệu quả sau đây sẽ là “chìa khóa vàng” giúp học sinh giải quyết vấn đề trên, đồng thời nhớ bài nhanh và lâu hơn.
Việc không có kế hoạch “tác chiến” rõ ràng khi học môn Lịch sử vô tình biến môn học này trở thành trở ngại, dù có rất nhiều sự kiện hấp dẫn và đáng nhớ. Vậy, làm sao để người học vượt qua được tâm lý “ngán ngẩm” và dành nhiều tâm huyết cho môn học? Những cách học Lịch sử hiệu quả sau đây sẽ là “chìa khóa vàng” giúp học sinh giải quyết vấn đề trên, đồng thời nhớ bài nhanh và lâu hơn.
Muốn áp dụng đúng cách học giỏi Lịch sử, người học cần có các nguyên tắc học rõ ràng. Để nhớ kiến thức và không cảm thấy chán nản khi học, người học cần ghi nhớ các nguyên tắc học Sử dưới đây:
Có nhiều cách để học sinh học môn Lịch sử hiệu quả, một trong số đó chính là ôn lại những kiến thức cũ. Các kiến thức của môn Lịch sử rất rộng nên sau một khoảng thời gian tiếp thu kiến thức, học sinh cần phải ôn lại những kiến thức cũ để có thể nhớ lâu hơn. Ở phương pháp này, học sinh không cần phải gồng mình cố gắng học thuộc kiến thức mà chỉ cần đọc nhiều lần, kiến thức sẽ được lưu trữ vào não bộ rất lâu.
Phương pháp đọc và tìm hiểu trước bài mới được áp dụng với rất nhiều môn học. Phương pháp này cũng rất hiệu quả với môn Lịch sử. Bởi nếu học sinh không đọc trước bài mới thì việc tiếp thu kiến thức mới sẽ rất mông lung, không biết bắt đầu nội dung bài học từ đâu. Vì vậy, việc đọc và tìm hiểu trước bài mới sẽ giúp học sinh hình dung tốt hơn về bài học mới, từ đó hiểu và nhớ bài dễ dàng hơn.
Phương pháp đọc và tìm hiểu trước bài mới để học tốt Lịch sử
Muốn học giỏi Lịch sử, học sinh cần hiểu rõ bản chất của các sự kiện. Các dẫn chứng lịch sử đều có logic của nó. Vì vậy, để học tốt môn Lịch sử và nhớ kiến thức thật lâu, học sinh không thể dùng cách học vẹt. Việc học vẹt sẽ khiến học sinh bị stress và rất căng thẳng, dần dần mất hứng thú với môn học.
Để học sinh học tốt bất kì một môn học nào cũng đều phải có phương pháp. Nhưng không phải phương pháp nào cũng hoàn toàn phù hợp với mọi môn học. Vì vậy, học sinh cần lựa chọn đúng phương pháp học tập với môn Lịch sử để việc học có hiệu quả nhất mà không ảnh hưởng đến môn khác.
Lịch sử là gốc rễ, là cội nguồn của một dân tộc. Hiểu về lịch sử giúp học sinh biết trân quý những đóng góp, hi sinh mà ông cha ta đã phải trải qua. Tuy nhiên, việc học và nhớ những kiến thức Lịch sử luôn được coi là thử thách lớn đối với nhiều học sinh. Do đó, muốn học tốt môn Lịch sử, học sinh cần đặt ra các nguyên tắc và tìm ra phương pháp học tập hiệu quả cho mình. Những nguyên tắc sau sẽ giúp thầy cô và quý phụ huynh hướng dẫn con học môn Lịch sử hứng thú và hiệu quả hơn.
Trong hệ thống các môn học của học sinh phổ thông hiện nay có rất nhiều môn học đòi hỏi các em phải ưu tiên thời gian. Vì vậy, nếu học sinh phân bổ thời gian không hợp lý sẽ dẫn tới việc học không hiệu quả. Môn Lịch sử cũng vậy, học sinh cần sắp xếp thời gian hợp lý để tận dụng tối đa quỹ thời gian ở lớp cũng như ở nhà.
Sắp xếp thời gian học hợp lý cho môn học
Nếu học sinh tiếp thu kiến thức ở trường nhưng không có phương pháp phân tích, tổng hợp các sự kiện thì rất khó để học giỏi môn Lịch sử. Việc phân tích và tổng hợp sẽ giúp học sinh hiểu rõ bản chất của các sự kiện từ đó dễ dàng xâu chuỗi các sự kiện và nhớ lâu hơn.
Theo nhiều nghiên cứu, việc dùng sơ đồ tư duy được nhiều học sinh giỏi lựa chọn để học tốt môn Lịch sử. Đây là một trong những phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả, được nhiều cơ sở giáo dục áp dụng trong giảng dạy. Sơ đồ tư duy không chỉ giúp học sinh ghi nhớ các kiến thức mà còn giúp tăng khả năng sáng tạo của não bộ. Bằng việc sử dụng màu, hình vẽ khác nhau cho các mảng sự kiện, các thông tin bài học sẽ được mã hóa và ghi nhớ tốt hơn.
Dùng sơ đồ tư duy để học Lịch sử dễ nhớ và hiểu sâu (Nguồn: Học Tốt – Hocmai)
Lịch sử là môn học hấp dẫn khi nắm rõ bản chất và các sự kiện. iSchool hy vọng qua bài viết về cách học Lịch sử hiệu quả trên đây sẽ giúp học sinh cũng như giáo viên và phụ huynh có phương pháp học tập, giảng dạy môn học này hiệu quả nhất, đồng thời giúp học sinh hứng thú với môn học.
Nếu quan tâm đến các chương trình học, các hoạt động về kỹ năng sống cho trẻ và những phương pháp giáo dục đang được áp dụng trong giảng dạy tại iSchool, các bậc phụ huynh có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn thông qua 2 hình thức dưới đây để được hỗ trợ:
Tags: cách học hè hiệu quả, cách đọc sách hiệu quả, phương pháp học toán hiệu quả, học toán tư duy lớp 1
Hiện nay, tình trạng học sinh không hứng thú học môn Lịch sử đã được nhiều chuyên gia phân tích và đưa ra một số thay đổi về phương pháp giáo dục ở các cấp. Vì vậy, nếu phụ huynh muốn con mình học môn Lịch sử hiệu quả thì trước hết phải giải đáp được câu hỏi: “Vì sao các con không hứng thú khi học môn Lịch sử?”
Môn Lịch sử là môn học đòi hỏi khả năng tư duy logic và chính xác cao về các mốc thời gian, sự kiện, nhân vật. Hơn nữa, bề dày lịch sử nhân loại đã có từ hàng nghìn năm trước, vì thế khối lượng kiến thức đối với học sinh là rất lớn. Để học tốt môn Lịch sử đòi hỏi học sinh phải đầu tư nhiều thời gian và lập kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Mặt khác, các con phải dành thời gian cho các môn học quan trọng khác. Điều này đã khiến nhiều học sinh gặp khó khăn với môn Lịch sử, và dần dần không còn hứng thú với môn học này.
Tình trạng học sinh không hứng thú học môn Lịch sử (Nguồn: Báo Thanh Niên)
Môn Lịch sử là môn học có chương trình học rất rộng và được chia theo từng thời kỳ khác nhau. Do đó, học sinh cần chia nội dung học theo các mốc thời gian hoặc chia theo từng phần để dễ nhớ hơn. Về mặt khoa học, nguyên tắc này giúp não bộ sắp xếp và ghi nhớ thông tin tốt hơn. Vì khi đó, khi học sinh nhớ thông tin của một phần bất kì có thể suy luận và nhớ kiến thức còn lại của bài học. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng là con dao hai lưỡi nếu học sinh chỉ học đối phó, học vẹt một phần nào đó trong chương trình học.
Chia kiến thức Lịch sử theo từng phần để dễ thuộc (Nguồn: HayCafe)