Chính sách thuế là một trong hệ thống chính sách của Nhà nước nói chung, do đó nó chịu sự chi phối của các chính sách chung nhất, các chính sách có liên quan cũng như điều kiện kinh tế, xã hội, đời sống, phong tục tập quán của nhân dân… Cụ thể, các yếu tố chủ yếu chi phối tới chính sách thuế trong một thời kỳ nhất định bao gồm:
Chính sách thuế là một trong hệ thống chính sách của Nhà nước nói chung, do đó nó chịu sự chi phối của các chính sách chung nhất, các chính sách có liên quan cũng như điều kiện kinh tế, xã hội, đời sống, phong tục tập quán của nhân dân… Cụ thể, các yếu tố chủ yếu chi phối tới chính sách thuế trong một thời kỳ nhất định bao gồm:
Chính sách thông tin là tập hợp các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp, công cụ mà tổ chức, nhà nước sử dụng để tác động lên chủ thể thông tin khác. Từ đó, giải quyết vấn đề chính sách, đồng thời những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của tổ chức, nhà nước được thực hiện.
Phân loại chính sách thông tin:
- Dựa vào lĩnh vực hoạt động: báo chí, bưu chính viễn thông, sở hữu trí tuệ…
- Dựa vào loại hình thông tin: Thông tin bằng chữ viết, hình ảnh, trên mạng Internet…
- Dựa vào cấp độ ban hành chính sách:
Chính sách thông tin quốc gia: Chính sách kinh tế, đối ngoại, quốc phòng…
Chính sách thông tin cơ quan: Chính sách phát triển, nhân lực, kinh doanh….
Một số vai trò của chính sách thông tin:
- Đảo bảo quyền thông tin của người dân
- Đẩy mạnh quá trình sáng tạo, quản lý, phát triển thông tin
- Định hướng, điều tiết, tạo tiền đề phát triển kinh tế, xã hội
- Là công cụ quan trọng trong quản lý, điều hành của các cá nhân, tổ chức,....
Tổng kết lại. chính sách là gì, một số khái niệm khác liên quan đến chính sách đã được chúng tôi tổng hợp và trình bày chi tiết. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được giải đáp.
Chính sách thuế là gì? Các hình thức phổ biến đầu tư là gì? Lợi ích của việc đầu tư là gì? Cùng Luật Hùng Sơn theo dõi bài viết sau.
Trong điều kiện mỗi quốc gia khác nhau, với hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau các Nhà nước đều phải hoạch định các chính sách riêng của mình để thực hiện quản lý xã hội, phát triển kinh tế đất nước. Hệ thống chính sách được sử dụng rất phong phú và đa dạng tùy theo mục tiêu điều hành đất nước của Nhà nước.
Chính sách là hệ thống những quan điểm và đường lối để đạt được những mục tiêu nhất định trong quản lý của một tổ chức hoặc trong quản lý nhà nước. Nói đến chính sách là nói đến việc cần làm gì và tại sao phải làm như vậy. Căn cứ vào thời gian có chính sách ngắn hạn và chính sách dài hạn; căn cứ vào từng lĩnh vực quản lý của Nhà nước có chính sách phát triển kinh tế, chính sách an sinh xã hội, chính sách đối ngoại… trong từng lĩnh vực riêng biệt có chính sách trong phạm vi hẹp hơn như chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài…
Chính sách thuế là một trong các chính sách tài chính của Nhà nước, trong đó nội dung kỹ thuật của từng sắc thuế được sử dụng như là công cụ của chính sách trong quản lý kinh tế vĩ mô nhằm đạt được những mục tiêu đã định của Nhà nước.
Chính sách thuế là hệ thống những quan điểm, đường lối, phương châm của Nhà nước thông qua sử dụng các công cụ thuế nhằm phục vụ những mục tiêu nhất định của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định.
Như vậy, chính sách thuế được hiểu là những các quan điểm, đường lối của Nhà nước liên quan đến sử dụng công cụ thuế trong hệ thống các chính sách của mình. Hệ thống quan điểm, đường lối đó thể hiện ở việc nhìn nhận vai trò của thuế, mục tiêu sử dụng công cụ thuế, phạm vi tác động, tỷ lệ điều tiết, định hướng trong dài hạn… nhằm làm cho công cụ thuế phát huy tốt nhất các vai trò của nó theo chiến lược và chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước.
Pháp luật thuế là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách thuế. Nếu chính sách thuế là định hướng để đạt được mục tiêu trong việc sử dụng thuế thì pháp luật thuế chỉ rõ các tổ chức, cá nhân trong xã hội phải làm gì và không được làm gì trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định để thực hiện chính sách đó. Như vậy, Nhà nước muốn chính sách thuế đi vào cuộc sống thì cần thể chế hóa những chính sách ấy thành pháp luật thuế.
Pháp luật thuế phải quy định đầy đủ các yếu tố: người nộp thuế, cơ sở thuế, mức thuế, ưu đãi thuế, thủ tục thuế và xử lý vi phạm về thuế. Cũng như các quy định pháp luật khác, một mặt, pháp luật thuế phải thể hiện rõ các mục tiêu, quan điểm của chính sách thuế; mặt khác, pháp luật thuế phải minh bạch, phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Như vậy, pháp luật thuế phải thể hiện và cụ thể hóa được các nội dung của chính sách thuế và phải quy định rõ được những công việc cụ thể để thực hiện được chính sách thuế đó. Do đó, chính sách thuế và pháp luật thuế thường được lồng ghép vào nhau và cùng được quy định trong các văn bản pháp luật. Vì vậy, thuật ngữ chính sách pháp luật thuế thường được sử dụng để chỉ các văn bản pháp luật về thuế đồng thời cũng chứa đựng các nội dung chính của chính sách thuế. Trong nhiều trường hợp, các thuật ngữ chính sách thuế, pháp luật thuế và chính sách pháp luật thuế được hiểu là có nội dung giống nhau.
Thuật ngữ chính sách được dùng phổ biến là vậy, tuy nhiên rất nhiều người đã hiểu sai, hiểu chưa đúng về thuật ngữ này.
Trên thực tế, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm chính sách.
Chính sách là một quá trình hành động có mục đích được theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm
Chính sách là chương trình hành động do các nhà lãnh đạo hay các nhà quản lý đề ra để giải quyết một vấn đề nào đó thuộc phạm vi thẩm quyền của mình
Chính sách thường được thể chế hóa trong các quyết định, hệ thống pháp luật, các quy chuẩn hành vi và những quy định khác
Dựa vào các nhận định trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng, chính sách là công cụ tác động qua lại giữa các nhóm, tập đoàn xã hội liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức, hoạt động của nhà nước, của các đảng phái, thiết chế khác nhau của hệ thống chính trị.
Mục đích của chính sách là để thực hiện các lợi ích, mục tiêu và nhiệm vụ của các tập đoàn xã hội đó.
Có thể kể đến một vài chính sách như:
Sau khi hiểu rõ chính sách là gì, 03 khái niệm sau liên quan đến chính sách mà chúng ta cần phải chú ý, cụ thể:
Nhằm đáp ứng mục tiêu giải quyết các vấn đề thực tiễn, thúc đẩy các giá trị ưu tiên thông qua chuỗi những hành động mang tính quyền lực nhà nước thì được gọi là chính sách Nhà nước.
Chính sách Nhà nước có vai trò gì?
- Thu hẹp sự chênh lệch giữa các ngành kinh tế, tạo môi trường phát triển ổn định, bền vững.
- Giảm khoảng cách giàu nghèo, bảo vệ người dân khỏi sự bất ổn kinh tế.
- Không chỉ vậy, các biện pháp bảo môi trường, tài nguyên thiên nhiên được đưa ra thông qua chính sách Nhà nước.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động….
Trên thực tế, chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào giải thích khái niệm chính sách công là gì. Tuy nhiên, về cơ bản chúng ta có thể hiểu chính sách công là sản phẩm của quyền lực chính trị được Nhà nước ban hành. Chính sách này được tạo thành thông qua các quyết định định hướng sự phát triển của đất nước trong mọi lĩnh vực, bao gồm kinh tế, xã hội, văn hóa, pháp luật….
Để có thể hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đất nước đã đặt ra trước đó, chính sách công còn là giải pháp được Nhà nước xây dựng nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại trong xã hội.
Chính sách công có vai trò như thế nào đối với pháp luật?
- Chính sách công là công cụ định hướng sự phát triển của hệ thống pháp luật.
So với hệ thống pháp luật, chính sách công luôn được xây dựng trước tiên với mục đích định hướng sự phát triển của hệ thống pháp luật khi ban hành.
Bên cạnh đó, chính sách công thể hiện những vấn đề về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa... một cách cụ thể và khái quát. Vì vậy, chính sách này đóng vai trò dự báo xu thế và khả năng phát triển của xã hội, đồng thời giúp hệ thống pháp luật trở nên cụ thể và thực tiễn hơn, tăng hiệu quả sử dụng của hệ thống pháp luật.
- Chính sách công là nguồn, là nền tảng để xây dựng pháp luật.
Bên cạnh tính xã hội, chính sách công còn mang tính pháp lý, bởi khi điều chỉnh các quan hệ xã hội, chính sách công thể hiện quan điểm chính trị của Đảng, vì vậy pháp luật phải được ban hành để pháp lý hóa những quan điểm đó.
- Tạo điều kiện cho pháp luật được thực thi.
Bên cạnh tính quyền lực nhà nước, chính sách công còn mang tính quyền lực chính trị, vì vậy có tính ổn định tương đối tạo điều kiện cho pháp luật đi vào thực tế cuộc sống.