Chương trình đào tạo ngành Tâm lý học chu kỳ 2020 – 2024
Chương trình đào tạo ngành Tâm lý học chu kỳ 2020 – 2024
1.TRIẾT LÝ & MỤC TIÊU GIÁO DỤC, SỨ MỆNH VÀ TẦM NHÌN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á
1.1. Triết lý - Học để làm người trách nhiệm; - Học để phát triển bản thân; - Học để làm đúng cách; - Học để thành công. 1.2. Mục tiêu giáo dục Hoạt động giáo dục và đào tạo tại Trường Đại học Đông Á nhằm giúp người học: a) Xây dựng văn hóa trách nhiệm b) Chuyên nghiệp & làm việc tốt - Thông thạo các kỹ năng của thế kỷ 21 - Giỏi chuyên môn nghề nghiệp - Có đạo đức nghề nghiệp - Có kỹ năng giải quyết vấn đề - Có khả năng khởi nghiệp c) Quốc tế hóa - Giao tiếp tốt ≥ 1 ngoại ngữ - Hội nhập, thích ứng và làm việc trong môi trường đa quốc gia d) Theo đuổi thành công & đắp xây hạnh phúc - Có khả năng cảm nhận nghệ thuật âm nhạc; - Học tập suốt đời; - Đắp xây hạnh phúc. 1.3. Sứ mệnh Đầu tư kiến thức phát triển năng lực bản thân, chuyên môn nghề nghiệp, để tạo dựng con đường thành công và đóng góp vào sự phát triển bền vững cộng đồng xã hội. 1.4 Tầm nhìn Trường Đại học Đông Á là trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực. Phấn đấu đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 trở thành một trường uy tín ở Việt Nam và Châu Á về giá trị khoa học và đào tạo, đóng góp xuất sắc vào sự phát triển cộng đồng.
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân ngành Tâm Lý học đạt chuẩn về phẩm chất, đạo đức của một nhà tham vấn, trị liệu tâm lý; có năng lực chẩn đoán, tham vấn trị liệu và huấn luyện kỹ năng mềm tại các tổ chức, doanh nghiệp ; có năng lực tự học, nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo để phát triển bản thân, thích ứng được với yêu cầu nghề nghiệp trong bối cảnh đổi mới trong nước và hội nhập quốc tế.
Sau khi tốt nghiệp ngành Tâm lý học trường Đại học Đông Á, người học sẽ:
Có năng lực thiết kế chương trình đào tạo; tổ chức quá trình đào tạo; huấn luyện kỹ năng sống cho học sinh và kỹ năng mềm cho người đi làm.
Có năng lực tham vấn cho các vấn đề tâm lý, trị liệu một số tâm bệnh phổ biến trong học đường và xã hội.
Có năng lực quản lý để trở thành người quản lý chuyên môn trong các tổ chức; khởi nghiệp để tự xây dựng một trung tâm đào tạo kỹ năng hoặc một trung tâm tham vấn trị liệu độc lập.
Có năng lực tầm soát, xử lý và ngăn ngừa các vấn đề sức khoẻ tinh thần cho nhân sự trong tổ chức.
Có năng lực nghiên cứu khoa học để trở thành nhà nghiên cứu độc lập; tự học suốt đời để liên tục cập nhật những kiến thức chuyên môn hiện đại.
Sử dụng thành thạo ngoại ngữ, tin học và các phần mềm công nghệ hiện đại để hội nhập nghề nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Có lòng yêu nghề; có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ những quy định của pháp luật và những chuẩn mực của xã hội liên quan đến quá trình hành nghề, có tác phong làm việc chuyên nghiệp; là một công dân tốt, có tinh thần phụng sự xã hội, tiên phong sáng tạo trong sứ mệnh xây dựng một xã hội tốt đẹp và hạnh phúc hơn.
Sinh viên ngành Tâm lý học khi tốt nghiệp có các năng lực sau:
PLO 1. Thể hiện văn hóa ứng xử, văn hóa trách nhiệm, văn hóa đạo hiếu; có năng lực tự học, tự chủ, tự chịu trách nhiệm
PI 1.1. Thực hiện VH ứng xử của Trường ĐH Đông Á
PI 1.2. Thực hiện VH trách nhiệm của Trường ĐH Đông Á
PI 1.3. Có khả năng tự học, tự chủ, tự chịu trách nhiệm
PLO 2. Thực hiện giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả; có khả năng ứng dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ
PI 2.1. Có khả năng thuyết trình hiệu quả và giao tiếp thân thiện
PI 2.2. Viết và trình bày được các văn bản như email, báo cáo, các văn bản hành chính thông dụng.
PI 2.3. Có khả năng thiết lập ý tưởng và thực hiện truyền thông trên các công cụ digital marketing và mạng xã hội
PI 2.4. Có khả năng LVN hiệu quả
PI 2.5. Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin
PI 2.6. Sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp và công việc chuyên môn
PLO 3. Có khả năng giải quyết được vấn đề
PI 3.1. Có khả năng phát hiện vấn đề
PI 3.2. Đề xuất được ý tưởng và triển khai thực hiện giải quyết vấn đề
PLO 4. Tạo ra được sản phẩm hoặc dịch vụ để chuẩn bị khởi nghiệp
PI 4.1. Nghiên cứu thị trường, phát hiện nhu cầu của sản phẩm, dịch vụ có khả năng khởi nghiệp; đặt được tên sản phẩm, dịch vụ được tạo ra (theo kỹ thuật đặt vấn đề)
PI 4.2. Lập được dự án kinh doanh khởi nghiệp
PLO 5. Vận dụng các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, lý luận chính trị và pháp luật trong thực tiễn
PI 5.1. Vận dụng được các kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và lý luận chính trị trong thực tiễn
PI 5.2. Vận dụng được kiến thức cơ bản về pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý trong thực tiễn
PLO 6. Thiết kế và tổ chức thực hiện được chương trình đào tạo kỹ năng sống phù hợp với ba nhóm đối tượng: học sinh, người đi làm và thân chủ cần tham vấn trị liệu
PI 6.1. Phân tích được nội hàm của các kỹ năng sống cần thiết cho học sinh, người đi làm và thân chủ
PI 6.2. Thiết kế được một chương trình huấn luyện kỹ năng sống phù hợp với vấn đề của học sinh, người đi làm và thân chủ
PI 6.3. Triển khai được chương trình huấn luyện kỹ năng sống cho học sinh - người đi làm và thân chủ
PLO7. Tham vấn tâm lý cho các vấn đề tâm lý thường gặp trong học đường và xã hội phù hợp với từng vấn đề, từng đối tượng thân chủ khác nhau
PI 7.1. Xây dựng được kế hoạch tham vấn phù hợp với vấn đề và đặc điểm hoàn cảnh của thân chủ
PI 7.2. Thực hiện được các kỹ thuật tham vấn và các phương pháp tham vấn phù hợp với từng vấn đề rối nhiễu tâm lý, từng đối tượng thân chủ khác nhau
PI 7.3. Thực hiện các nguyên tắc đạo đức cơ bản khi tham vấn
PI 7.4. Xây dựng được quy trình hoạt động và quản trị phòng tham vấn học đường
PLO8. Trị liệu tâm lý cho các tâm bệnh thường gặp trong học đường và xã hội phù hợp với từng loại tâm bệnh, từng đối tượng thân chủ khác nhau
PI 8.1. Phân biệt được các dạng tâm bệnh học cơ bản
PI 8.2. Phân tích được các học thuyết và phương pháp trị liệu tâm lý khác nhau
PI 8.3. Sử dụng được bộ công cụ phù hợp để chẩn đoán các vấn đề rối loạn tâm lý của thân chủ
PI 8.4. Thực hiện được các kỹ thuật và các phương pháp trị liệu tâm lý cho một số tâm bệnh phổ biến trong học đường và xã hội
PLO9. Nghiên cứu nhu cầu, thiết kế chương trình và thực hiện chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho nhân sự và tổ chức
PI 9.1. Giải thích được các vấn đề tâm lý của người lao động, lãnh đạo và quy luật tâm lý chung của tổ chức
PI 9.2. Thực hiện được các phương pháp tầm soát stress, hướng dẫn giải tỏa stress trong tổ chức
PI 9.3. Xử lý được các tình huống tâm lý xảy ra trong tổ chức
PI 9.4. Xây dựng được các hoạt động nâng cao sức khỏe tinh thần và phát triển tổ chức
Sinh viên ngành Tâm lý học tốt nghiệp đảm nhận làm việc tại các vị trí sau:
- Chuyên viên tham vấn học đường tại các trường học. Chuyên viên tham vấn tâm lý tại các trung tâm tham vấn tâm lý, các bệnh viện tâm thần, các cơ sở xã hội…
- Chuyên viên trị liệu tâm lý tại các trường học, trung tâm trị liệu tâm lý, bệnh viện tâm thần, các cơ sở xã hội…
- Giáo viên giảng dạy tâm lý học, kỹ năng mềm tại các trường CĐ, ĐH.
- Giáo viên giảng dạy kỹ năng sống tại các trường học, trung tâm đào tạo kỹ năng.
- Diễn giả về các chuyên đề tâm lý cho cộng đồng, trường học, doanh nghiệp, phương tiện truyền thông báo chí.
- Làm huấn luyện viên giảng dạy kỹ năng mềm cho các doanh nghiệp, người đi làm.
- Cán bộ quản lý nhân sự; chăm sóc sức khoẻ tinh thần tại các doanh nghiệp.
- Khởi nghiệp xây dựng trung tâm tham vấn trị liệu tâm lý, khởi nghiệp thành lập trung tâm đào tạo kỹ năng,...
4.2. Cơ hội học lên trình độ cao hơn:
Sau khi tốt nghiệp và làm việc tại doanh nghiệp, người học có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn là thạc sĩ, tiến sĩ trong nước hoặc nước ngoài, nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, phát triển bản thân.
------------------------------------------------------------------------
Xem nội dung CTĐT đầy đủ tại đây
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO - TÂM LÝ HỌC
Chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành Tâm lý học được ban hành kèm theo Quyết định số 4433/QĐ-XHNV, ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, xem chi tiết
Chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành Tâm lý học được ban hành kèm theo Quyết định số 3212/QĐ-XHNV, ngày 25 tháng 8 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH&NV, xem chi tiết
Các môn học Ngành Tâm lý học giáo dục, trường đào tạo của ngành học này là gì? Để hiểu rõ những thắc mắc đó, sau đây mời các bạn học sinh cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về ngành học này, từ đó có thể giúp bạn có cái nhìn và định hướng phù hợp nhất cho bản thân và gia đình.
Đào tạo cử nhân Ngành Tâm lý học giáo dục có phẩm chất tốt, trình độ chuyên môn và năng lực thực hành nghề nghiệp trong lĩnh vực Tâm lý học trong giáo dục, giúp đảm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau sau khi ra trường.
Chương trình đào tạo ngành Tâm lý học do Bộ Giáo dục và Đào tạo thiết kế, đảm bảo cung cấp cho sinh viên đầy đủ kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực tâm lý học giáo dục. Dưới đây là chương trình đào tạo Ngành Tâm lý học giáo dục Đại học Sư phạm Hà Nội:
Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục
Sinh lý học hoạt động thần kinh
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Các giai đoạn phát triển tâm lý người
Phương pháp nghiên cứu tâm lí học
Lý luận và phương pháp dạy học TLH 1
Lí luận và phương pháp dạy học GDH 1
Lý luận và phương pháp dạy học TLH 2
Lí luận và phương pháp dạy học GDH 2
Tâm lí học quản trị kinh doanh du lịch
Tâm lí học lao động sư phạm của người thầy giáo
Giáo dục vì sự phát triển bền vững
Giáo dục Dân số và Sức khỏe sinh sản
Khi đã nắm được chương trình đào tạo của ngành thì việc tiếp theo bạn phải chọn địa chỉ đào tạo phù hợp, đáp ứng được sở thích và điều kiện kinh tế. Với Ngành Tâm lý giáo dục thì đây là ngành học mới và đặc thù của chuyên ngành khoa học xã hội và nghiệp vụ sư phạm, tâm lý học giáo dục. Nếu bạn có nguyện vọng theo đuổi hãy tham khảo danh sách trường đào tạo Ngành Tâm lý học giáo dục sau đây để lựa chọn cho mình trường phù hợp, đảm bảo theo học được trong thời gian dài.
Trên đây là bài viết chia sẻ về các chương trình đào tạo Ngành Tâm lý học giáo dục, từ đó giúp bạn có thể hiểu và định hướng phương pháp học tập một cách hiệu quả. Ngoài những thông tin này, bạn có thể tham khảo nhiều thông tin tuyển sinh về các lĩnh vực khác tại trangtuyensinh. Chúc bạn sớm có quyết định đúng đắn cho chuyên ngành mình theo đuổi trong tương lai.
43 Trần Duy Hưng - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội - ĐT :043.5564584 - Fax:043.5564584 In trang này
Giấy phép thiết lập Website trên Internet số 348/GP-BC ngày 23/11/2006 của Cục Báo Chí - Bộ Văn Hóa - Thông Tin.
HP1: Đường lối QP và An ninh của ĐCSVN
HP2: Công tác quốc phòng và an ninh
HP4: Kĩ thuật chiến đấu bộ binh và chiến thuật
Khối học vấn chung của nhóm ngành Khoa học xã hội
Nhập môn Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khối kiến thức đào tào và rèn luyện năng lực sư phạm
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên
Lí luận và phương pháp dạy học Tâm lí học, Giáo dục học
Xây dựng kế hoạch dạy học môn Tâm lí học, Giáo dục học
Tổ chức dạy học môn Tâm lí học, Giáo dục học
Phát triển chương trình nhà trường
Thực hành dạy học tại trường sư phạm
Các môn học bắt buộc chung của nhóm ngành
Sinh lí học hoạt động thần kinh
Các môn học bắt buộc của chuyên ngành
Lịch sử Tâm lí học, Giáo dục học
Phương pháp nghiên cứu tâm lí học
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
Các học phần Tâm lí học (chọn 2 học phần trong số 8 học phần)
Tâm lí học quản trị kinh doanh du lịch
Các học phần Giáo dục học (chọn 2 học phần trong số 8 học phần)
Giáo dục vì sự phát triển bền vững
Giáo dục dân số và sức khoẻ sinh sản
Các học phần cho sinh viên không làm khoá luận tốt nghiệp
Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống