Theo các nội dung thu thập được, hoạt động của các doanh nghiệp này có những biểu hiện chung như sau:
Theo các nội dung thu thập được, hoạt động của các doanh nghiệp này có những biểu hiện chung như sau:
- Người tham gia phải đặt cọc, mua hàng hoặc đóng tiền: Khi được mời tham gia một doanh nghiệp bán hàng đa cấp, lưu ý nếu phải bỏ ra một khoản tiền để đặt cọc, mua hàng thì cần phải cẩn trọng.
Việc tiêu dùng hoặc bán hàng hóa của doanh nghiệp là tùy thuộc nhu cầu, khả năng của bản thân người tham gia, công ty không được yêu cầu người tham gia phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.
Nhiều công ty bán hàng đa cấp bất chính tồn tại nhờ số tiền những người mới gia nhập bỏ ra mua hàng. Khi không tuyển thêm được người hoặc khi người được tuyển không mua hàng, công ty sẽ rất khó để tồn tại.
- Chỉ tập trung tìm kiếm người tham gia vào hệ thống: Công ty cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận “hoa hồng” từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hệ thống mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó.
Một công ty bán hàng đa cấp chân chính, việc tuyển dụng sẽ không mang lại lợi ích nếu những người được tuyển dụng không bán hàng. Bởi vì chỉ có bán hàng mới giúp hàng hóa được tiêu thụ, mang về doanh thu cho doanh nghiệp, và từ đó nhà phân phối được trả hoa hồng.
- Hứa hẹn những khoản lợi nhuận hấp dẫn: Bán hàng đa cấp là một hình thức bán hàng, phân phối hàng hóa, không phải là một hình thức đầu tư, do đó phải cân nhắc khi nghe những lời hứa hẹn hấp dẫn về lợi nhuận.
Người tham gia chỉ có thu nhập khi bán được hàng hóa và những người trong cùng hệ thống bán được hàng hóa.
- Không cho trả hàng trong thời hạn 30 ngày: Theo khoản 1 Điều 47 Nghị định 40, người tham gia bán hàng đa cấp có quyền trả lại hàng hóa đã mua từ công ty đa cấp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận hàng.
Nếu công ty không cho phép người tham gia bán hàng đa cấp trả lại hàng hóa đã mua thì cần xem xét cẩn trọng.
- Không có giấy phép bán hàng đa cấp
Bán hàng đa cấp là hoạt động kinh doanh được pháp luật cho phép. Mô hình này sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh. Trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới (Khoản 1 Điều 2 Nghị định 40/2018/NĐ-CP).
Theo đó, bán hàng đa cấp có những đặc điểm sau đây:
- Bán hàng đa cấp là một hình thức bán lẻ hàng hóa: Công ty bán hàng đa cấp có thể là công ty trực tiếp sản xuất và tiếp thị, bán lẻ sản phẩm hoặc phân phối hàng hóa do các công ty khác sản xuất. Công ty đa cấp bán lẻ hàng hóa thông qua mạng lưới tiếp thị.
- Việc bán hàng được thực hiện bởi mạng lưới người tham gia với nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau:
Các doanh nghiệp thường bán hàng qua đại lý, cửa hàng hoặc siêu thị… Còn trong hoạt động bán hàng đa cấp, không có các đại lý, cửa hàng, siêu thị mà hàng hóa được các nhà phân phối trực tiếp sử dụng hoặc giới thiệu và bán cho người tiêu dùng.
- Người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng từ kết quả bán hàng của mình và của người khác trong mạng lưới do mình tổ chức:
Người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng thù lao từ 2 nguồn:
+ Hoa hồng trực tiếp được tính trên doanh số bán hàng;
+ Hoa hồng gián tiếp là khoản tiền thưởng khi xây dựng mạng lưới tiêu thụ của người tham gia bán hàng đa cấp.
Như vậy, người bán hàng đa cấp sẽ giúp doanh nghiệp bán hàng và được trả hoa hồng chứ không phải là người tham gia đầu tư để hưởng lợi nhuận.