Nằm ở trung tâm nhiệt đới của Thái Bình Dương. Đảo lớn hay còn gọi là đảo Hawaii là đảo lớn nhất thuộc Hawaii. Nơi đây vẫn là vùng đất đang phát triển và mở rộng ra từ đất liền với nhiều loại khí hậu.
Nằm ở trung tâm nhiệt đới của Thái Bình Dương. Đảo lớn hay còn gọi là đảo Hawaii là đảo lớn nhất thuộc Hawaii. Nơi đây vẫn là vùng đất đang phát triển và mở rộng ra từ đất liền với nhiều loại khí hậu.
Các quốc đảo Thái Bình Dương trung tâm của cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung hy vọng Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ tiếp tục giao tiếp với khu vực nhưng cũng lo rằng sự cạnh tranh có thể leo thang thành đối đầu, theo các nhà ngoại giao.
Một thỏa thuận quốc phòng năm 2023 cho phép quân đội Mỹ tiếp cận các cảng và sân bay trên khắp Papua New Guinea (PNG) đi kèm với cam kết đầu tư 3,5 tỷ đô la vào cơ sở hạ tầng, thiết bị và đào tạo, theo lời Ngoại trưởng PNG Justin Tkatchenko. Đây là lần đầu tiên một con số đầu tư cụ thể cho thỏa thuận quốc phòng với Mỹ được công bố công khai.
Papua New Guinea sẽ tiếp tục giao thương với Trung Quốc, ngay cả khi quan hệ quân sự với Hoa Kỳ ngày càng tăng, ông Tkatchenko phát biểu tại một hội nghị về tài nguyên ở Sydney trong tuần này, cho thấy mối lo ngại chính của các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương về lập trường cứng rắn hơn của chính quyền Trump đối với Bắc Kinh.
Các quốc đảo trong khu vực muốn tận dụng nguồn vốn và cơ sở hạ tầng từ cả Mỹ và Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng cảnh giác với nguy cơ bị lôi kéo vào một cuộc xung đột giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới.
“Quan ngại chính là các quốc đảo Thái Bình Dương không muốn bị buộc phải ở vào một vị trí mà họ phải chọn phe,” Meg Taylor, tổng thư ký khối khu vực Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương dưới nhiệm kỳ đầu của chính quyền Trump, nói với Reuters.
Mỹ hiện đang trong “cuộc cạnh tranh chiến lược gay gắt” với Trung Quốc tại Thái Bình Dương, nơi Bắc Kinh hy vọng thiết lập một căn cứ quân sự, theo lời Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Kurt Campbell hồi tháng trước.
Ông kêu gọi chính quyền Trump sắp tới chớ rút khỏi khu vực, nơi Tổng thống Biden đã mở các đại sứ quán mới, tăng cường tuần tra bằng lực lượng bảo vệ bờ biển và gia tăng viện trợ.
Trong khi Hoa Kỳ lâu nay duy trì quan hệ quốc phòng chặt chẽ với các đảo Thái Bình Dương phía bắc gần căn cứ quân sự ở Guam, chính quyền Biden đã nỗ lực bắt kịp ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở khu vực Nam Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã đến thăm Fiji vào tháng trước, mở các cuộc đàm phán cho một thỏa thuận quân sự mới. Thỏa thuận quốc phòng với Papua New Guinea (PNG), quốc gia đông dân nhất trong khu vực các quốc đảo Thái Bình Dương, được ký kết vào năm ngoái nhằm đáp trả hiệp ước an ninh giữa Trung Quốc với Quần đảo Solomon.
Ngoại trưởng Papua New Guinea, ông Justin Tkatchenko, hôm 10/12 cho biết nước ông đang áp dụng cách tiếp cận “chờ xem” đối với chính quyền Trump, đồng thời nhấn mạnh rằng công việc liên quan đến thỏa thuận quốc phòng đã bắt đầu, bao gồm việc xây dựng các đường băng, cầu cảng và cơ sở lưu trữ nhiên liệu.
“Thỏa thuận đó trị giá hơn 3,5 tỷ đô la đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo và trang thiết bị nhằm đảm bảo an ninh cho khu vực của chúng ta,” ông nói.
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết thỏa thuận này “nhằm giải quyết các thách thức chung về quốc phòng và an ninh tại Papua New Guinea” và “không liên hệ với số tiền cụ thể.”
Ông Marco Rubio, người được ông Trump chọn làm Ngoại trưởng, là một nhân vật có lập trường cứng rắn với Trung Quốc. Ông từng nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn Bắc Kinh xây dựng các tuyến cáp ngầm kết nối các quốc đảo Thái Bình Dương và có khả năng sẽ tiếp tục chú trọng vào khu vực này, theo các nhà phân tích và các nhà ngoại giao Thái Bình Dương.
“Trong nhiệm kỳ trước, ông Trump đã chứng tỏ ông hiểu rõ tầm quan trọng chiến lược của khu vực Thái Bình Dương, xét đến sự gần gũi về địa lý với Hoa Kỳ, các đường biên giới biển chung, và các tài sản quân sự và viễn thông quan trọng tại khu vực Bắc Thái Bình Dương,” Meg Keen, nghiên cứu viên cao cấp tại Chương trình các Quốc đảo Thái Bình Dương thuộc Viện Lowy, nhận định.
Ngoại giao của Hoa Kỳ với các quốc đảo đang chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mực nước biển dâng có thể gặp khó khăn bởi đe dọa của ông Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Khí hậu Paris.
“Biến đổi khí hậu là vấn đề quan trọng nhất đối với khu vực này, đó là vấn đề an ninh cơ bản cho Thái Bình Dương, và chúng ta biết rằng Tổng thống Trump không tin vào biến đổi khí hậu,” cựu lãnh đạo khối khu vực, Meg Taylor, cho biết.
Tuy nhiên, các nhà ngoại giao khác cho rằng nguồn tài trợ của Hoa Kỳ cho các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu, vốn là quan trọng đối với các quốc đảo nhỏ ở Thái Bình Dương, có khả năng sẽ tiếp tục dù có thể được đổi tên hoặc tái định dạng.
Các nhà lãnh đạo Thái Bình Dương, đang cố gắng cân bằng mối quan hệ với Bắc Kinh và Washington, cũng chuẩn bị đối mặt với những tuyên bố cứng rắn của ông Marco Rubio về Trung Quốc.
“Việc gia tăng đối đầu tại Thái Bình Dương sẽ không được hoan nghênh và có thể gây bất lợi cho Hoa Kỳ,” theo nhà phân tích Meg Keen.
“Một chính quyền Trump có thể sẽ đưa ra lập trường cứng rắn hơn, nhưng phải làm sao chớ xa lánh các lãnh đạo quan trọng đối với an ninh khu vực, thì mới hay.”