Đoàn Nghệ Thuật

Đoàn Nghệ Thuật

Lãnh đạo, chỉ huy Sư đoàn tặng hoa cho các đội tham gia Liên hoan.

Lãnh đạo, chỉ huy Sư đoàn tặng hoa cho các đội tham gia Liên hoan.

Học ngành Nghệ thuật số ở HUTECH có gì khác biệt?

HUTECH luôn nằm trong danh sách những trường đại học năng động bậc nhất cả nước. Sinh viên ngành Nghệ thuật số tại HUTECH được học trong một môi trường cực kỳ lý tưởng với cơ sở vật chất và phòng thực hành máy móc hiện đại luôn hỗ trợ cho việc học. Theo học ngành Nghệ thuật số tại HUTECH, bạn sẽ được đào tạo những kiến từ nền tảng đến chuyên sâu về hội họa kỹ thuật số và các kiến thức đồ hoạ 2D (poster, truyện tranh, vẽ hoạt hình,…) đến các môn học về đồ họa kỹ thuật số – phần mềm 3D, hiệu ứng kỹ xảo; phim; âm thanh,…

HUTECH còn liên kết với nhiều doanh nghiệp lớn về lĩnh vực này, giúp sinh viên có được môi trường thực tế, cọ xát với doanh nghiệp, áp dụng những kiến thức lý thuyết trên lớp vào thực tế để có thêm nhiều kinh nghiệm. Song song đó, các bạn được thỏa sức thể hiện năng lực của bản thân thông qua các sân chơi học thuật, các chuyến tham quan học hỏi, để bỏ túi nhiều kinh nghiệm thực tế, từ đó nâng cao chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp.

Nhiều năm qua, HUTECH luôn là lựa chọn hàng đầu dành cho các bạn trẻ yêu thích Nghệ thuật số

Học ngành Nghệ thuật số ra trường làm gì?

Ngành Nghệ thuật số được xem là một "vùng đất mới", lĩnh vực này đang có nhu cầu nhân lực đáng kể, thu hút được các bạn trẻ do cân bằng giữa sáng tạo với thực tế và đem lại thu nhập tốt. Sau khi tốt nghiệp ngành Nghệ thuật số (Digital Art), bạn có thể lựa chọn để trở thành:

Chuyên viên thiết kế, tư vấn thiết kế trong các studio, công ty game, phần mềm, truyền thông,...

Nhà thiết kế minh họa sách, truyện tranh

Nhà thiết kế lĩnh vực phim hoạt hình

Giám đốc nghệ thuật cho các dự án nghệ thuật…

Nghiên cứu, giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo thiết kế

Làm việc tự do trong lĩnh vực thiết kế hoặc thành lập, điều hành studio riêng

​Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tự tin đảm nhận nhiều vị trí công việc

Xem thêm>> Học ngành Nghệ thuật số có dễ xin việc làm không?

Tại khu vực phía Nam và TP. Hồ Chí Minh, ngành Nghệ thuật số hệ đại học chính quy hiện được đào tạo tại: Trường Đại học Mỹ Thuật TP.HCM, Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM (HUTECH), Trường Đại học Kiến trúc Tp.HCM,...

Việc lựa chọn môi trường học tập rất quan trọng, vì vậy các bạn cần tìm hiểu kỹ về chương trình đào tạo, đề án tuyển sinh của mỗi trường, cũng như phương thức xét tuyển để có thể đạt kết quả tốt và phát huy tối đa năng lực của mình trong quá trình theo học.

Các phương thức xét tuyển ngành Nghệ thuật số?

Năm 2025, HUTECH dự kiến tuyển sinh ngành Nghệ thuật số theo 04 phương thức. Thí sinh có thể sử dụng 1 hoặc cả 4 phương thức để tăng cơ hội trúng tuyển vào đại học.

Phương thức 1: Xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

. Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương . Tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 . Đạt điểm đảm bảo chất lượng đầu vào đại học do HUTECH quy định.

Thời gian xét tuyển: Theo quy định của Bộ GD&ĐT ​Phương thức 2: Xét tuyển học bạ theo tổng điểm trung bình 03 môn năm lớp 12

. Tốt nghiệp THPT . Tổng điểm trung bình 03 môn năm lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên. Riêng với nhóm ngành Khoa học sức khỏe theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi Đánh giá đầu vào Đại học V-SAT năm 2025 do Trung tâm Khảo thí quốc gia và Đánh giá Chất lượng Giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT) tổ chức.

. Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương . Tham gia kỳ thi và có điểm thi đạt từ ngưỡng chất lượng đầu vào HUTECH quy định.

Phương thức 4: Xét tuyển kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) 2025 của ĐHQG TP.HCM

. Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương . Tham gia kỳ thi và có điểm thi đạt từ ngưỡng chất lượng đầu vào HUTECH quy định. (Riêng với nhóm ngành Khoa học sức khỏe theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Lưu ý:* Danh mục tổ hợp xét tuyển sẽ được cập nhật sau khi có văn bản hướng dẫn tuyển sinh chính thức của Bộ GD&ĐT đối với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. * Các ngành Sức khỏe xét tuyển học bạ theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Nổi bật với môi trường học tập năng động, đội ngũ giảng viên có học hàm học vị cao giàu kinh nghiệm, đa dạng các hoạt động phong trào, sân chơi học thuật, mạng lưới liên kết hợp tác doanh nghiệp rộng khắp…HUTECH trở thành địa chỉ đào tạo được đông đảo thí sinh và quý phụ huynh tin tưởng lựa chọn để gửi trao tương lai, trong nhiều năm vừa qua.

Năm 2025, HUTECH xét tuyển trình độ Đại học chính quy cho 63 ngành đào tạo theo 04 phương thức. Trong đó, Xét học bạ là phương thức thu hút sự quan tâm của phần lớn thí sinh, với những ưu điểm nổi trội: Có nhiều đợt xét tuyển, hồ sơ đơn giản, giảm áp lực thi cử và tăng cơ hội trúng tuyển vào đại học.

HUTECH dự kiến nhận hồ sơ xét tuyển học bạ từ ngày 06/01/2025. Đăng ký TẠI ĐÂY

TT. Marketing & Phát triển thương hiệu

Mỹ học là khoa học của cái Đẹp. Cái định nghĩa truyền thống này thoạt nghe có vẻ đơn giản, thực tế nó bao hàm hai định đề: cái đẹp hiện hữu và bản chất  nó thich hợp ứng xử với khoa học như thế nào.

Người ta không chứng minh mặt trời cũng như kết quả của từ lực mà chỉ quan sát. Tất cả các khoa học thực tiển đều có chức năng tìm hiểu đối tượng, và sự hiện hữu được bố trí theo kinh nghiệm; nhưng càng xa cách chất liệu thô kệch, sự hiện hữu của nó lại càng sáng tỏ.

Mỹ học là một môn học của xã hội sinh hoạt loài người, nó là thứ sinh hoạt vật chất và là cơ sở của sinh hoạt văn hóa tinh thần mà phát sinh. Cội nguồn của nó có thể truy tầm từ xã hội nô lệ cổ đại; những nhà tư tưởng cổ đại đối với vấn đề nghệ thuật và mỹ đều tìm kiếm ở trong triết học, đối với việc nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm nghệ thuật thực tiển, tức là sự manh nha và khơi nguồn của tư tưởng mỹ học.

Trong sinh hoạt xã hội con người xuất hiện ngay vấn đề Mỹ, nó phản ánh tính chất chủ quan đối với mỹ, tức mỹ cảm. Rồi theo đó mà phát triển, xuất hiện ý thức thẩm mỹ cái cơ sở nghệ thuật thực tiển tập trung biểu hiện nghệ thuật, về lâu về dài các cơ sở nghệ thuật thực tiển hình thành ra lý luận nghệ thuật. Trước tiên là lý luận của mỗi bộ môn nghệ thuật như âm nhạc có nhạc luận, hội họa có họa luận, thi ca có thi ca luận, vũ đạo có vũ đạo luận, thư pháp có thư pháp luận, vv…

Ở Trung Quốc cổ đại, nhạc luận đã đưa ra tư tưởng “hòa hài”; như trong sách Tả truyện nêu ra phạm trù Hòa và Đồng khác nhau, Đồng là đồng nhất, còn Hòa là hai yếu tố đối lập thống nhât với nhau. Như trong âm nhạc sự trong đục, lớn nhỏ, ngắn dài, mềm cứng,vv… đều tương phản tương thành.

Sách Nhạc ký của Trung quốc cổ đại đối với nguồn gốc âm nhạc, đặc trưng tác dụng đều có ghi thành hệ thống, như phần âm phát ra là do từ tâm sinh, sự xúc động  của tâm đều do vật gây ra. Nhạc của Trung  quốc đã có từ thời Chiến quốc; vể hội họa thì thời Đông Tấn đã có Cố Khởi Chi đề xuất lý luận “dĩ hình tả thần”. Về sau đời Nam Tề có Tạ Hách đưa ra Lục pháp, trong đó có lý luận “khí vận sinh động”. Như thế Trung Quốc cổ đại đã tổng kết được kinh nghiệm nghệ thuật.

Tư tưởng mỹ học của Tây phương cổ đại được hình thành và phát triển cùng lúc với Á châu, và liên hệ chặt chẽ với văn nghệ thực tiển. Tư tưởng mỹ học của Hy Lạp xưa như tác phẩm “Đối thoại lục” của Platon, “Thi hoc” và “Tu từ học” của Aristote, đều được xây dựng tổng kết trên cơ sở kinh nghiệm của văn nghệ thực tiển thời xưa. Không có thần thoại, điêu khắc, sử thi và bi kịch cồ Hy Lạp phồn vinh thì có thể không có tư tưởng mỹ học của Platon, Aristote. Những điều đo thuyết minh tư tưởng mỹ học cổ đại đã có rồi, tuy rằng  thời đó mỹ học chưa thành môn học độc lập riêng rẻ.

Vấn đề mỹ học ở Trung Quốc cổ đại đã được bàn luận nhiều, như Khổng tử,Tuân tử đều đè cập đến mỹ; nhưng nhìn lại sự nhận thức về Mỹ của thời đó đối với Chân Thiện chưa có tách rời rõ ràng. Đáng chú ý nhất là tư tưởng mỹ học thời Tiên Tần vẫn còn bao hàm tư tưởng biện chứng thô sơ như Lão Tử từng nói:” Thiên hạ đều biết Mỹ là mỹ, thì đã có Xú (xấu) rồi”; cũng như mọi người đều biết Thiện lả thiện thì đã có sự bất thiện rồi.

Nói chung tư tưởng mỹ học đã phát sinh và hình thành rất sớm; nhưng mỹ học trở thành môn học độc lập thì chỉ mới gần đây thôi, thật ra mỹ là sản phẩm của khoa học phát triển gần dây. Thuật ngữ mỹ học được kể như là một môn học biệt lập, chỉ mới được ông cha đẻ  của chủ nghĩa lý tính ở Đức là Baumgarten (1714-1762), ông là người kê thừa Worf Leibniz là nhà tư tưởng của  chủ nghĩa lý tính, đồng thời tiến thêm một bước là hệ thống hóa. Ông ta phát hiện ra rằng thế hệ tri thức của con người chỉ mới nghiên cứu sự nhận thức về logic, về ý chí, và luân lý học mà không ngó ngàng gì đến nhận thức cảm tính, Và ông ta cho rằng phải đặt ngang việc nhận thức cảm tính thành đối tượng nghiên cứu khoa học. Do đó mà có sự thành lập môn khoa học mới là nghiên cứu nhận thức cảm tính, môn khoa học mới đó gọi là Aesthetic tức là mỹ học. Từ Aesthetic đối chiếu với nguyên nghĩa của Hy Lạp là “cảm giác học”.

Do đó mới thấy môn khoa học mới nầy là do nhận thức đề xuất, đối lập với luận lý học; thế là từ năm 1735 mới nêu ra “liên quan đến “trầm tư lục” của triết học là Thi học”, lần đầu mới sử dụng khái niệm mỹ học. Đến năm 1750 mới chính thức xuất bản quyển mỹ học đầu tiên là Aesthetic hay Esthetique, quy định thành nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu cứu một môn khoa học. Và Baumgarten, trong sự trước tác của ông, lúc đầu không phải là nhận thức cảm tính một cách đơn giản, mà là nói về nhận thức mỹ học, tức là nhận thức về mỹ cảm.

Về sau, Kant và Hegel trong trước tác của họ về mỹ học không dùng thuật ngữ đó nữa. Hegel từng nói: từ Esthetique về thực tại hoàn toàn không thích đáng, vì ý nghĩa tinh xác so ra là nghiên cứu cảm giác và khoa tình cảm.…Vì bản thân tên gọi đối với chúng ta không có mở rộng ra, mà nó chỉ là tên gọi do ngôn từ thông dụng, tức không cần phải duy trì. Trong triết học cổ điển của Đưc thì mỹ học được coi như một bộ phận mà thôi, một bộ môn đặc biệt.

Do khái niệm cơ bản của mỹ học có liên hệ với các bộ môn khác phải hệ thống hóa, khiến cho mỹ học thành hình thái lý luận và thể hệ hoàn chỉnh hơn; từ đó mỹ học mới thành một môn học độc lập.

Ở Trung Quốc, người tiếp thu mỹ học Tây phương sớm nhất là Vương Quốc Duy. Ông kế thừa quan điểm mỹ học của Kant, Schopenhauer, xiển minh phạm trù mỹ học mà bình luận tác phẩm Hồng Lâu Mộng.

Từ khi Baumgarten thiết lập mỹ học, vấn đề đối tượng mỹ học được đặt ra tranh luận có những ý bất đồng, chủ yếu có 4 ý kiến như sau:

1-Baumgarten cho rằng: đối tượng mỹ học là nghiên cứu cái Mỹ, tức là nghiên cứu sự nhận thức cảm tính  hoàn mỹ, Ông bảo: đối tượng của mỹ học tức là cảm tính nhận thức hoàn mỹ (tức đơn phương bản thân nó nhìn thấy), cái đó là mỹ, còn ngược lại với cảm tính nhận thức không hoàn thiện thì đó là xấu (xú). Mỹ chỉ dạy rõ, dùng phương thức nào để tư duy về mỹ, dùng phương thức khoa học để nhận thức về Mỹ là phương thức thấp nhất. Nói như thế nhận thức mỹ học là nhận thức thấp, nhiệm vụ của nó là nghiên cứu hoàn thiện nhận thức cảm tính thì đó là Mỹ. Nhưng nhận thức cảm tính như thế nào là hoàn thiện? Ý kiến của vấn đề nầy có hai phương diện: Một phương diện là tính duy nhất trong tạp đa, toàn thể với bộ phận hợp lại thành ý tứ nhất trí. Phương diện hai là ý tựơng rõ ràng sinh động, nó rất đề cao tính cá biệt của đối tượng thẩm mỹ và tính hình ảnh cụ thể. Nó cho rằng một ý tượng bao hàm dược nội dung càng phong phú, càng cụ thể, càng rõ ràng, như thế là nó càng hoàn thiện, càng đáng là Mỹ.

Tuy nhiên, Baumgarten cho rằng Mỹ học là nghiên cứu cái Mỹ, nhưng vẫn không bài xích nghệ thuật; mà còn chú ý đến việc nghiên cứu nội dung nghệ thuật là chủ yếu. Ông nói: mỹ học là dùng phương thức mỹ mà tư duy nghệ thuật, mỹ là lý luận của nghệ thuật, việc nghiên cứu quy luật mỹ học có thể ứng dụng cho tất cả nghệ thuật; “đối với các thứ nghệ thuật nó như Bắc đẩu bội tinh”. Do đó mới thấy, nghệ thuật mà mỹ học nghiên cứu, là nghiên cứu vấn đề Mỹ trong nghệ thuật.

Thứ 2, là Hegel cho rằng, đối tượng của mỹ học là nghiên cứu cái mỹ của nghệ thuật. Ông bảo: đối tượng của mỹ học là lãnh vực rộng lớn của Mỹ, nói cho thật tinh xác, thì phạm vi của mỹ là nghệ thuật, hay nói ngăn gọn nghệ thuật là mỹ.  Cái mỷ của ông ta không phải là hiện thực mỹ, ,mà là mỹ nghệ thuật. Ông cho rằng cái danh xưng chính đáng của mỹ học là “nghệ thuật triết học”, hay gọi cho chính xác hơn là “triết học của nghệ thuật là Mỹ”. Căn cứ theo tên gọi Mỹ học là triết học của nghệ thuật, tức là trong lãnh vực nghiên cứu mỹ học, thiên nhiên bị loại trừ hẳn. Thế nhưng trong mỹ học Hegel vẫn nghiên cứu cái mỹ của thiên nhiên, tại sao lại có chuyện ấy? Vì ông cho rằng “ tâm linh và cái mỹ của nghệ thuật cao hơn thiên nhiên, cái cao hơn ấy lại không phải là thứ tương đối hay là sự khác biệt của lượng. Chỉ có tâm linh là chân thực nhất, và chỉ tâm linh mới bao hàm tất cả. Cho nên tất cả cái mỹ phải tiếp cận với cảnh giới cao hơn mới sinh ra nghệ thuật chân chính. Theo ý nghĩa đó mà nói thì cái mỹ thiên nhiên chỉ là phản ánh cái mỹ của tâm linh, cái mà nó phản ánh chỉ là một thứ hình thái bất toàn không là Thiện. Do đó mới thấy sở dĩ ông nghiên cứu cái mỹ của thiên nhiên là vì cai mỹ đó là hình thái phản ánh cái mỹ của tâm linh tức cái mỹ của nghệ thuật. Hegel cho rằng đối tượng nghiên cứu của mỹ học chỉ là cái mỹ của nghệ thuật.

Thứ 3 là Chevignon, trong lúc phê phán phái mỹ học của Hegel, ông này nhấn mạnh việc nghiên cứu cái Mỹ hiện thực. Nhưng ông ta lại cho rằng đối tượng nghiên cứu không nên là mỹ mà là nghệ thuật. Ông ta trong khi lý luận về Thi học của Aristote, viết rằng: “ Đại để Mỹ học là gì? Không phải là một thứ nghệ thuật, đặc biệt là thể hệ nguyên tắc Thi học? Trong khi nghiên cứu nghệ thuật, nên bao hàm cái mỹ trong ý nghĩa mỹ học, nhưng không hạn hẹp ở Mỹ, vì nội dung của mỹ học là nghiên cứu nghệ thuật, phản ánh trong sinh hoạt tất cả sự vật khiến người ta cảm thấy thích thú.

Ông cho rằng, nếu chỉ nghiên cứu cái mỹ trong mỹ học, như thế giống như sùng thượng cái gì cao cả, vĩ đại, hoạt kê, vv… đều không tiến được. Ông nói rằng: “Ví như mỹ học liên quan đến khoa học Mỹ, như thế khi luận về sùng cao hay vĩ đại thì không thể liệt nó vào trong mỹ học; nhưng nếu coi mỹ học là có liên quan đến khoa học nghệ thuật, như thế mỹ học cũng nên thảo luận là vĩ đại, vì nghệ thuât có lúc cũng miêu tả những cai vĩ đại, như nghệ thuật miêu tả hoạt kê, miêu tả hành vi thiện, miêu tả trong sinh hoạt có thể đối với chúng ta rất có ý nghĩa. Ông ta cho rằng mỹ học tức là nghệ thuật quan, hay nghệ thuật là một thứ quy luật bao trùm nghiên cứu đối tượng lớn hơn mỹ, và bao quát toàn thể lý luận nghệ thuật.

Thứ 4 là cho rằng mỹ học là nghiên cứu thẩm mỹ tâm lý học. Mỹ học của phái nầy là thuộc thuyêt “Di tình” và “tâm lý cự ly”,vv…Phái nầy nghiêng hẳn vấn đề nghiên cứu là: Trong kinh nghiệm mỹ cảm, tâm lý chúng ta hoạt động như thế nào? Cũng như sự vật như thế nào mới gọi là Mỹ? Đó cũng là vấn đề bản chất của Mỹ. Vấn đề ấy người khác coi là hàng thứ yếu. Sự nghiên cưu nghiêng hẳn về mỹ học, trong kinh nghiệm mỹ cảm tâm lý chúng ta hoạt động như thế nào? Như thế kinh nghiệm mỹ cảm là cái gì? Kinh nghiệm mỹ cảm tức là chúng ta thưởng ngoạn cái mỹ thiên nhiên và đó là hoạt động tâm lý khi gặp nghệ thuật mỹ. Thí dụ khi nghiên cứu câu thơ “ cảm thời hoa tiển lệ, hận biệt điểu kinh tâm” dẫn chúng ta đến mỹ cảm. Điểm chính yếu không phải là nghiên cứu bản thân hoạt động đặc biệt của hoa, chim mà là nghiên cứu cái đặc điểm của hoạt động tâm lý (kinh tâm, tiển lệ)  cho nên hoa, chim thành đối tượng thẩm mỹ, là do kết quả hoạt động tâm lý trong kinh nghiệm mỹ cảm. Do đó cái phái cho rằng điểm trọng yếu của nhiệm vụ mỹ học ở chỗ phân tích kinh nghiệm mỹ cảm. Đó là đối tượng nghiên cứu mỹ học chủ yếu của trường phái tâm lý học cận đại.

Trong việc thảo luận vấn đề đối tượng mỹ học vẫn chưa có ý kiến nhất trí, nên muốn có một định nghĩa chính xác về mỹ học cũng rất khó khăn. Cho nên ở đây chúng ta chỉ có thể giới thiệu sơ lược về đối tượng mỹ học ở trước mắt, một số nội dung chính liên quan đến sự nghiên cứu như sau:

1-Vấn đề mỹ bao gồm bản chất phổ biến trong việc nghiên cứu, tức quyết định các thứ sự vật mỹ  thành nguyên nhân mỹ là gì? Trong cứu cánh nghiên cứu mỹ theo cơ sở triết học có phải chủ quan không? Hay là khách quan? Hay là thống nhất chủ khách, vv… Mỹ và chân thiện có liên hệ hay khác biệt gì không? Trong mỹ có quy luật khách quan. Có hay không tiêu chuẩn khách quan?

Tại sao lại thuyết minh trong hoạt động thẩm mỹ chỉ có vấn đề tương đối tính? Tính tương đối và tiêu chuẩn khách quan mỹ làm sao lý giải thống nhất,vv…

2-Vấn đề kinh nghiệm thẩm mỹ, hay ý thức thẩm mỹ; đặc điểm nghiên cứu thẩm mỹ không giống với nhận thức khoa học, và luân lý đạo đức.

Mối liên hệ và khác biệt giữa mỹ cảm và khoái cảm, các yếu tố trong tâm lý mỹ cảm như tri giác, tưởng tượng, tình cảm và lý tính đều có quan hệ với nhau; những yếu tố ấy đều thuộc tâm lý thẩm mỹ học, Giống như trong việc khảo sát về đá rừng trong địa chất học, và việc thưởng ngoạn đá rừng trong mỹ học có cái gì khác nhau? Theo góc độ thực dụng mà đánh giá một cây thông và thưởng ngoạn cái mỹ của cây thông có những gì khác nhau? Như một họa sư vẽ hình những con cá vàng trên giấy trắng mà người xem vẫn cảm thấy như cá đang bơi trong nước dù trên giấy chẳng vẽ một giọt nước nào; khán giả xem xong đầy mỹ cảm.

3-Vấn đề nghệ thuật. Về mặt nầy có hai tinh huống:

a/ Là đối với bản chất nghệ thuật sáng tác, thưởng ngoạn và phê bình, phải nghiên cứu toàn diện, tức là theo triết học phải nghiên cứu quy luật của nghệ thuật.

b/ tình huống thứ hai là phải nghiên cứu nghệ thuật mỹ. Cả hai tình huống đều là kết hợp mối liên hệ giữa hiện thực và nghệ thuật, đó là vấn đề cơ bản của mỹ học phải tiến hành nghiên cứu.

Trong việc nghiên cứu nghệ thuật có bao hàm đến việc nghiên cứu mỹ học các bộ môn như âm nhạc, thi ca, hội họa, điêu khắc, vũ đạo, điện ảnh,vv… Chủ yếu là nghiên cứu đặc trưng mỹ học của các ngành liên quan đến hiện thực và nghệ thuật, các đặc điểm nghệ thuật trong sự sáng tạo, thưởng ngoạn. Nghiên cứu  mỹ học của các bộ môn, tuy bị giới hạn trong các phạm vi nhưng vẫn thâm nhập vào việc nghiên cứu cụ thể để từ tính đặc thù rút ra được tính phổ biến, đó mới là khoen quan trọng trong việc nghiên cứu mỹ học.

4- Mỹ là sáng tạo. Thật ra mỹ mang tính thần bí, như mặt người đẹp  che nhiều mạng lưới, chỉ có bóc ra từng lớp may mới thấy được. Nó như gần như xa, nó gắn liền với sáng tạo, hay có duyên phận vói sáng tạo và để dễ cầm nắm nên gọi Mỹ là sáng tạo.

Đó cũng là quan điểm của Croce, ông này cho rằng: “Mỹ là biểu hiện sự hoạt động thắng lợi của con người”. Khi giảng giải về  tư tưởng mỹ học của mình, ông nói rõ hơn là hoàn toàn căn cứ trong phạm vi hoạt động của tâm linh. Thế nhưng không nhìn qua sự vật thì không sao biểu hiện được; tuy nhiên không phải dựa vào sự kích thích của sự vật, mà chỉ dựa vào “ấn tượng”. Ấn tượng là do ngoại vật kích thich mà cảm thụ được, nhưng nó dừng lại ở trạng thái thiên nhiên, bị động, và vẫn thuộc ở giai đoạn vật chất; chỉ đến khi tâm linh quán chiếu vào thì ấn tượng mới đạt được hình thức, hoạt động tâm linh quán chiếu tức là trực giác. ấn tượng trải qua trực giác đạt được hình thúc, hay hình tượng tức là biểu hiện. Cho nên mỹ là một thứ sáng tạo của tâm linh, thứ sáng tạo ấy khiến cho vật chất đạt được hình tượng hay hình ảnh.

Đã hay mỹ học là một môn học còn trẻ, nhưng lại rất xa xưa. Kể từ Baumgarten thiết lập trở lại, lịch sử mỹ học chỉ mới được hơn 200 năm, mà sách vở tư liệu viết về mỹ học lại quá nhiều mênh mông, không sao đọc hết được; huống chi lại chỉ viết năm ba trang thật  không thấm vào đâu. Hơn nữa kiến thức của tôi về mỹ học cũng chỉ là thứ vơ vét mót lượm rơi rớt trên nẻo đường mòn của thân phận nghèo nàn đói rách… Mục đích của bài viết “Mỹ học là gì” chỉ là gắng gỏi để đáp ứng giải tỏa nỗi thắc mắc của kẻ hèn khi bắt gặp nhan đề cuôn sách “Thơ như là mỹ học của cái khác”của nhà lý luận phê bình Đỗ Lai Thúy.

Cái thắc mắc trước tiên của tôi là không hiểu “cái khác của mỹ học là gì, thì được ông ĐLThúy giải thích là qua diễn trình của Khoa học, triết học và nghệ thuật, đã làm tỏ lộ cái khác như là động lực phát triển của văn học, một hình thức chủ đạo của nghệ thuật…(CT- chữ xiêng là nguyên văn của ĐLT) Đúng là sự sáng tạo độc nhất của ĐLThúy, không biết cội nguồn nó xuất xứ từ đâu. Nó hơi có bóng dáng trong tác phẩm “L’ecriture et la difference”của Derrida (Sự tả tác và khác biệt), nhưng không có nghĩa là “mỹ học của khác biệt” hay là “động lực phát triển của văn học”. Nội dung của tác phẩm ông nêu rõ: đó là những cái khác của Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Đình Thi, Thanh Tâm Tuyền, Trần Dần, Lê Dạt, Đặng Đình Hưng, Bùi Giáng.Mỗi người một mặt khoe bày được cái Khác của mình như một cách tân thơ táo bạo, mặt khác kết hợp với những cái khác của người khác, đưa thơ Việt đi từ tiền hiện đại, qua hiện đại cập bến hậu hiện đại, nhịp bước cùng thế giới đương đại.

Về “mỹ học của cái Khác” có thể do sự dốt nát của tôi chưa biết đến; nhưng về những nhân vật Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Đình Thi….đến Bùi Giáng thì tôi biết  rõ. Họ là những người hấp thu được cái tàn tích văn học nghệ thuật nô lệ của thực dân Pháp, ít nhiều chịu ảnh hưởng của các trường phái tư tưởng văn nghệ tượng trưng, siêu thực… của Baudelaire, Mallarme, Rimbaud, Valery, Breton, Claudel vv…; nên cố tìm cho mình một đường lối cách tân thơ văn. Khoảng năm 1940-1941, nhóm Xuân Thu Nhã Tập ra đời với lý thuyêt Âm - Dương, Đạo -Đời… đủ thứ, thực tế họ cũng chưa biết mỹ học là gì. Và rồi do hoàn cảnh thời cuộc sự canh tân của họ cũng không đi đến đâu, có khi còn sụt lùi trở lại thời miêu tả hiện thực cổ lổ sĩ. Phần văn học trong Nam sau I955 thì có lớp trẻ như Thanh Tâm Tuyền, Bùi Giáng, Nhã Ca… có điều kiện tự do hơn được giao lưu với văn học nước ngoài, nên sự cách tân nở rộ…. Nhưng vẫn là những học đòi theo các bậc đàn anh trên thế giới, chứ làm gì có chuyện “đưa thơ Việt đi từ tiền hiện đại, qua hiện đại, cập bến hậu hiện đại, nhịp bước cùng thế giới đương đại” như ĐLT huênh hoang.

Khổ nổi vì sự huênh hoang đó mới ló đuôi chồn là Đỗ Lai Thúy không hề tiếp xúc với văn học nước ngoài; như thế chắc ông cũng không nắm được gì nhiều về kiến thức mỹ học.

Trước khi kết luận cho bài viết, tôi chỉ nói thêm một chút về cái tài của ĐLThúy là hay đặt chữ mới như “con vật lưỡng thê”, “mắt thơ”. Con vật lưỡng thê còn dễ hiểu, chứ từ “mắt thơ”, bản thân tôi cũng loạng  quạng; tất nhiên không phải là Nhãn tự rồi, vậy chắc là lấy từ “Huệ hay Tuệ nhãn”, nhãn là mắt thì đúng, nhưng Huệ hay Tuệ đâu phải là Thơ, nó là cái tâm thuần thành giác ngộ, nó vượt lên trên mọi nhận thức trần tục. nó vô cùng sâu xa, muốn hiểu thấu đáo hãy chịu khó tra cứu trong Từ điển Phật giáo, không nên đặt bày bừa bãi. Văn học nghệ thuật Việt Nam cho đến nay vẫn chưa tiến được chút nào là do những cây đa cây đề như ĐLT vậy.

Được đăng: Thứ tư, 01 Tháng 3 2023 17:13

Trại hè Nghệ thuật của TDA có thời lượng 6 tuần dành cho trẻ từ 6 – 12 tuổi được chia theo từng độ tuổi khác nhau với nội dung bao gồm những môn học về năng khiếu như Visual Arts, Ceramics, Creative Music, Dance, Job Experience,… Đây là trại hè giúp học sinh có cơ hội được tự do sáng tạo và khám phá năng khiếu nghệ thuật của mình. Từ đó, các em sẽ phát huy được khả năng thẩm mỹ và tư duy nghệ thuật cũng như nâng cao trí tuệ, thể chất. Bên cạnh đó, trại hè còn giúp các em nâng cao năng lực tiếng Anh với các nội dung môn học gồm: English Language Arts, Mathematics, Science, Social Studies, Language Conventions và Guided Oral Reading.

Visual Arts – Nghệ thuật tạo hình

Đây là môn học tạo cho học sinh cơ hội thỏa sức sáng tạo, phát triển trí tưởng tượng thông qua các hoạt động như vẽ tranh, làm sản phẩm thủ công, tạo hình sáng tạo,…

Đây là bộ môn nghệ thuật có tính truyền thống lâu năm. Ở Summer Camp 2023, học sinh không chỉ được tìm hiểu những kiến thức thú vị về một trong những ngành nghề có bề dày lịch sử lâu đời mà còn được tự tay tạo ra nhiều món đồ độc đáo và mang đậm dấu ấn cá nhân.

Với bộ môn Creative Music của Summer Camp 2023, học sinh sẽ được thỏa sức thể hiện bản thân và cá tính của mình trong thế giới âm nhạc bằng những bài hát cũng như cách biểu diễn nhạc cụ đầy hấp dẫn.

Với môn Dance của Trại hè Nghệ thuật năm nay, học sinh sẽ được tập luyện các động tác nhảy từ cơ bản đến nâng cao và thực hành các bài nhảy sôi động được dựng bởi giáo viên của TDA. Việc luyện tập thường xuyên với bộ môn này sẽ giúp các em tăng cường sức khoẻ và phát triển các khả năng ghi nhớ, tập trung, tiếp thu kiến thức,…

Job Experience – Trải nghiệm nghề nghiệp

Các giờ học thực hành sẽ mang lại cho học sinh cơ hội trải nghiệm thực tế với vai trò như những Họa sĩ (Artist), Thợ làm gốm (Pottery Maker) hoặc Nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc (Music Performer). Đặc biệt, qua chuyến tham quan tại Khu vui chơi Nhân Trí Dũng, học sinh sẽ được tham gia vào các hoạt động thực tế về làm gốm cùng các nghệ nhân thực thụ.

English Program – Chương trình tiếng Anh

Học sinh sẽ được tham gia các hoạt động khác nhau tại lớp hoặc các giờ học ngoại khóa, giúp các em trau dồi và nâng cao năng lực tiếng Anh ở cả 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết thông qua các môn học như English Language Arts, Mathematics, Science, Social Studies, Language Conventions và Guided Oral Reading.

Các hoạt động thể thao sẽ giúp các em học sinh thư giãn, vui chơi sau giờ học, đồng thời giúp các em tăng cường sức khỏe và rèn luyện sức mạnh, sự dẻo dai của bản thân. Các em sẽ được học 2 tiết thể thao/tuần với các bài tập thể dục phát triển chung, các tư thế, kỹ năng vận động cơ bản và các trò chơi vận động.

Với mỗi môn học thuộc Trại hè Nghệ thuật – Summer Camp 2023, học sinh sẽ được cọ xát nhiều nội dung khác nhau tùy theo từng cấp độ tương ứng với độ tuổi và trình độ trong nhóm từ 6 – 12 tuổi (từ lớp 1 đến lớp 5).

Để tìm hiểu chi tiết chương trình học, mời phụ huynh và các em học sinh tải về Brochure.

( Kiến thức ngày nay số 735 - tết TÂN MÃO 2011 )

Sư tử, loài thú không sống tự nhiên trên đất Trung Quốc vậy mà lạ lùng thay! lại xuất hiện nhiều trong văn hóa nước này. Có lẽ trong quá trình giao lưu với vùng Trung Á(1), hình ảnh “hùng sư tử” đã du nhập  và được người Trung Hoa xưa dùng tượng trưng một số ý nghĩa trong đời sống.

Kinh Hoa Nghiêm có câu tán: “Sư tử hống thời, phương thảo lục/ Tượng vương hồi xứ,  lạc hoa hồng” [Lúc sư tử rống: cỏ thơm trở nên xanh biếc/ Nơi chúa voi quay lại: hoa rụng hóa hồng (tươi)] để ca ngợi uy nghi của Bồ tát Văn Thù. Kinh kể lại: Văn Thù Bồ tát thuyết pháp tại rừng Sa La. Tiếng giảng kinh uy nghi như tiếng sư tử gầm làm cỏ thơm trở nên xanh biếc. Giảng kinh xong, mọi người về hết, chỉ còn lại Thiện Tài đồng tử đi theo để hỏi đạo. Bỗng Bồ tát quay lại nhìn. Cái nhìn như “tượng vương hồi” (Chúa voi quay lại), Thiện Tài đồng tử hốt nhiên ngộ đạo. Vậy là tiếng gầm sư tử (sư tử hống) có xuất xứ từ kinh Phật, được dùng làm biểu tượng Hoằng dương Chánh pháp trong cuộc đấu tranh chống tà thuyết, những mê muội của sư tăng, đạo chúng không hiểu, hoặc hiểu thô thiển Phật pháp, biến ý nghĩa cao siêu thành điều nhảm nhí, mê tín dị đoan.

Hình ảnh sư tử đôi khi lại xuất hiện với Quán Thế Âm Bồ tát. Quán Thế Âm 觀世音 (2) còn có danh vị là  Quán Tự Tại, Quan Âm là một trong những vị Bồ tát hàng đầu của Phật giáo Đại Thừa. Bồ tát Quán Thế Âm lắng nghe mọi tiếng thế gian… và với lòng từ bi vô lượng, ngài dùng sức mạnh huyền diệu mà cứu những chúng sinh nào đã quán tưởng đến lúc gặp hiểm nguy.

Bồ tát Quán Thế Âm - Sư Tử Hống Quán Tự Tại

Chính vì vậy mà nhiều tranh, tượng Quán Thế Âm có một dạng “Bồ tát Quán Thế Âm - Sư Tử Hống Quán Tự Tại” (獅子吼觀自在) vẽ hình Bồ tát ngồi trên lưng sư tử. Lúc này, Bồ tát là một Dược sư, cứu độ người bệnh khổ đau. Mắt Bồ tát nhìn thẳng vào bệnh nhân, tập trung huệ nhãn để chẩn bệnh. Bảo vật đeo hai bên vai là dụng cụ của Dược sư: bình sắc thuốc bên trái và dao trừ tà bên phải. Lại có khi hình vẽ Bồ tát tay cầm nhành dương liễu, vẩy nước Cam Lồ hay Bồ tát có nhiều tay nâng các con vật, tượng trưng cho việc cứu độ chúng sinh…

Hình tượng Bồ tát cưỡi trên lưng sư tử lại còn xuất phát từ một sự tích: có một con sư tử cái sinh con nhưng con lại chết ngay. Đau đớn quá, sư tử mẹ rống to. Nhờ tiếng rống, sư tử con sống lại; vì vậy Sư tử hống liên kết hình tượng Dược sư Quán Thế Âm “gọi người sống lại”, tạo thành tranh, tượng Bồ tát Quán Thế Âm Dược sư cỡi sư tử chữa bệnh chúng sinh.

Tiếng rống sư tử là biểu tượng Phật Pháp - vậy mà lạ thay! văn chương xưa của ta  và Trung Quốc lại hay dùng chỉ các bà vợ cả ghen.

Sở dĩ trái ngược như thế là vì cái oai nghi của sư tử trong Phật pháp với cái dữ tợn của người vợ “sư tử Hà Đông” có mối liên quan từ một nhân vật trong thơ văn đời Tống: Trần Tháo, một cư sĩ mộ đạo hay luận bàn triết lí cao siêu nhưng mỗi khi nghe “sư tử Hà Đông” rống lại sợ hãi, tâm thần bấn loạn. Tiếng “sư tử hống” này chẳng phải là lời giảng uy nghi của Phật mà là tiếng thét om sòm của bà vợ hung dữ.

Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên

(Bỗng nghe “sư tử Hà Đông” rống,

Gậy chống rời tay, lòng hoang mang.)

Dung Trai tùy bút 容齋隨筆 của Hồng Mại 洪邁 (1123-1202) kể chuyện Trần Quý Thường (Trần Tháo) thường cùng Tô Đông Pha luận bàn văn chương kim cổ. Vợ Trần Quý Thường là Liễu thị, tính cả ghen lại hung hăng. Một lần, Quý Thường mở tiệc có ca kỹ đến hát xướng mua vui. Liễu thị ở nhà sau nổi máu ghen, lấy gậy đập vào tường, gầm thét om sòm khiến khách kinh hãi bỏ về. Tô Đông Pha nhân đấy làm bài thơ 24 câu vừa châm biếm vừa cảm thương cho tình cảnh bạn. Tạm trích lại đây 16 câu cám cảnh cho mình và cho hai người bạn già: Trần Tháo và Ngô Đức Nhân (Bộc Dương công tử).

Đông Pha tiên sinh vô nhất tiền ,PHIÊN ÂM:

Thập niên “gia hỏa” thiêu “phàm duyên” .

Hoàng kim khả thành hà khả tắc,

Chỉ hữu sương mấn vô do huyền .

Đàm không thuyết hữu dạ bất miên .

Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên .

Thuỳ tự Bộc Dương công tử hiền ,

Bình sinh ngụ vật bất lưu vật ,

Môn tiền bãi á thập khoảnh điền ,

Thanh khê nhiễu ốc hoa liên thiên .

Khê  đường tuý ngoạ hô bất tỉnh ,

Lạc hoa như tuyết xuân phong điên...

Đông Pha tiên sinh không một tiền,

Mười năm luyện “hỏa” cháy “phàm duyên”,

Vàng làm ra được, sông lấp được,

Chỉ có tóc mai chẳng chịu đen. (3)

Long Khâu cư sĩ cũng đáng thương!

Bàn luận “Không” – “Có” thức thâu đêm. (4)

Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống, (5)

Gậy chống rời tay, lòng hoang mang.

Công tử Bộc Dương quả thật hiền,

Uống rượu, ăn thịt sướng như tiên.

Bình sinh “ngụ vật” chẳng “lưu vật”.

Trước cửa bỏ trống mười khoảnh ruộng,

Suối xanh quanh nhà, hoa tiếp trời.

Rượu say nằm mãi gọi chẳng tỉnh.

Hoa rơi như tuyết, gió ngả nghiêng …

Tô Đông Pha, Trần Quý Thường, Ngô Đức Nhân – cả ba ước vọng cao xa: Đông Pha tiên sinh luyện thuật Đạo gia, tưởng có thể làm ra vàng, lấp được sông, trường sinh bất lão… nhưng rồi chẳng hiệu nghiệm chi nên tóc cứ bạc trắng. Long Khâu cư sĩ luận bàn đạo lý cao siêu mà tâm thần bấn loạn, rơi cả gậy khi nghe sư tử Hà Đông rống, Công tử Bộc Dương cũng tu luyện mà say miên man… Kết thúc bài thơ là cả ba cùng chìm sâu vào những vụn vặt đời thường.

Bài thơ châm biếm cảnh mấy nam nhi tư tưởng mênh mang, mộng ước cao ngất trời mà rồi hết thảy là ảo vọng… Đáng thương thay như Trần Tháo phải chịu đắng cay bởi một “sư tử Hà Đông”.

Xem kĩ hơn thì bài thơ có lẽ chỉ nhằm để tự trào mình cùng mấy bạn già nên cường điệu mấy nét  biếm họa - còn sự thật thì không như thế. Đọc “Phương Sơn tử truyện” cũng của Tô Đông Pha thì chuyện đời của Trần Tháo có khác :

"Phương Sơn Tử là người ẩn cư ở vùng Quang Châu, Hoàng Châu. Thiếu thời, hâm mộ du hiệp Chu Gia, Quách Giải. Những kẻ nghĩa hiệp trong làng đều quy phục. Lúc hơi lớn thì nhún mình mà đọc sách, muốn lấy việc đó mà thi thố với đời. Nhưng rồi chẳng gặp thời. Về già, lại ẩn mình ở vùng Quang, Hoàng, nơi gọi là Kỳ Đình. Ở nhà tranh, ăn rau, không giao thiệp với đời. Bỏ xe, ngựa, vứt áo mão, đi bộ qua về trong núi. Người đời chẳng biết là ai…

Tôi bị biếm trích ở Hoàng Châu, qua Kỳ Đình, thì gặp. Bèn kêu: “Hỡi ôi! Cố nhân của ta, Trần Tháo Quý Thường đây mà. Sao lại ở đây?” Phương Sơn Tử cũng kinh ngạc, hỏi tôi làm sao đến đây. Tôi nói duyên cớ. Ông cúi đầu không đáp, rồi ngửa mặt lên trời mà cười. Bảo tôi đến nhà ngủ lại. Tường vách xơ xác, mà trông vợ con và nô tỳ đều có vẻ ung dung thỏa ý. Tôi giật mình lấy làm kinh ngạc. Lòng riêng nghĩ, Phương Sơn Tử khi thiếu thời, ưa rượu và thích kiếm, tiêu tiền như bụi đất. Mười chín năm trước, tôi ở Kỳ Sơn thấy Phương Sơn Tử cưỡi ngựa cùng hai kỵ mã, kẹp hai mũi tên dạo chơi ở núi Tây. Có con chim khách vụt bay trước mặt, sai kị mã đuổi bắn, không trúng. Phương Sơn Tử nổi giận, một mình thúc ngựa lên bắn một phát, chim rơi, rồi nhân đó ngồi trên lưng ngựa mà bàn với tôi về phép dùng binh và chuyện thành bại xưa nay; tự cho là bậc hào sĩ trên đời…

Phương Sơn Tử thuộc nhà thế phiệt, nếu làm quan thì giờ đây đã hiển hách. Nhà cửa vườn tược ở Lạc Dương rất tráng lệ, sánh ngang với bậc công hầu…Vậy mà bỏ tất cả để một mình vào tận núi thẳm để ở. Há không có sở đắc mà được như thế sao? Ta nghe nói ở vùng Quang, Hoàng có nhiều dị nhân, thường giả bộ ngây dại, dơ bẩn, khó mà gặp được. Phương Sơn Tử cũng trong hạng đó ư ?” (6)

Lâm Ngữ Đường  trong “Tô Đông Pha Truyện” cũng cùng ý kiến khi cho rằng gia đình Trần Quý Thường sống rất hạnh phúc. (7)

(1) Sử Trung Quốc có kể việc sứ thần xứ Tây Vực 西 域 đem cống “Kim mao hùng sư tử” đời Hán Chương Đế. Tây Vực  là vùng phía Tây của Trung Quốc thuộc Trung Á như Kyrgyzstan, Ấn Độ, Iran, v.v… Nơi này có nhiều sư tử sinh sống.

(2) Thiều Chửu giải thích chữ Quán Thế Âm chính là Quan Thế Âm 觀世音; đọc là “Quán” nghĩa là “xét thấu, nghĩ kĩ thấu tới Chính Đạo”. Quan Âm Bồ tát 觀音菩薩 đã tu bằng phép này, sáu căn dùng lẫn với nhau được, mắt có thể nghe được, nên gọi là “Quán thế âm”

(3) Theo sách TÍNH MỆNH KHUÊ CHỈ của Đạo gia thì “Gia hỏa” là “lửa hỏa hậu”, một công phu rèn luyện của đạo Hoàng Lão. Các đạo sĩ của Đạo gia chuyên luyện “Gia hỏa” để đốt cháy “Phàm duyên 凡鉛” và “Phàm hống 凡汞”, hàng phục “Thanh long” và “Bạch hổ” là những sức đối kháng vốn có trong người phàm tục. Phép tu luyện của Đạo gia cho rằng luyện được trọn vẹn công phu này sẽ đắc đạo thành tiên có phép lấp được sông, làm ra được vàng và trường sinh bất lão, tóc bạc đen trở lại… ; vậy nên cả 3 câu “Thập niên gia hỏa thiêu phàm duyên/ Hoàng kim khả thành hà khả tắc/ Chỉ hữu sương mấn vô do huyền” chính là Tô Đông Pha  tự cười mình về việc rèn luyện mười năm theo Đạo gia với ảo tưởng tạo vàng, lấp sông, trường sinh bất lão, rốt cục chẳng được chi ! (Việc tưởng là đơn giản nhất là mái tóc : vẫn chẳng chịu đen lại).

Một số bản dịch trước đây đã dịch câu “Thập niên gia hỏa thiêu phàm duyên” ra “Mười năm đèn lửa xin hai bên” có lẽ là không đúng.

(4) Theo triết lí nhà Phật, cái hiện hữu (có) mà ta cảm nhận được chỉ là “Sắc”. “Sắc tức thị không”. Cái mà ta tưởng là “có” ấy chỉ là hư vô, là “Không”. Câu thơ này nói việc Trần Tháo say mê Phật Pháp, có thể thức thâu đêm để đàm luận về “Sắc – Không”.

(5) Tô Đông Pha đã mượn chữ Hà Đông trong câu thơ của Đỗ Phủ: "Hà Đông nữ nhi thân tính liễu." (Người con gái đất Hà Đông họ Liễu) để chỉ Liễu thị, vợ Trần Tháo.

(6) Dịch từ 方山子传 - 囌軾選集; 上海古籍出版社 Phương Sơn tử truyện; Tô Thức tuyển tập, Thượng Hải cổ tịch xuất bản xã.

(7) “…据我們所知,陳季常的傢庭生活很舒服自在,而且尚有艷福” (林語堂; “囌東坡伝”第十五章 東坡居士). Cứ ngã môn sở tri, Trần Quý Thường đích gia đình sinh hoạt ngận thư phục tự tại, nhi thả thượng hữu diễm phúc. (Lâm Ngữ Đường  “Tô Đông Pha Truyện” ; đệ thập ngũ chương;  Đông Pha cư sĩ.)