Doanh Nghiệp Fdi Không Được Kinh Doanh Chuyển Khẩu

Doanh Nghiệp Fdi Không Được Kinh Doanh Chuyển Khẩu

Doanh nghiệp FDI phải thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Vậy, theo quy định hiện hành, doanh nghiệp FDI có được phép kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa không?

Doanh nghiệp FDI phải thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam. Vậy, theo quy định hiện hành, doanh nghiệp FDI có được phép kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa không?

Doanh nghiệp FDI có được phép kinh doanh chuyển khẩu?

Doanh nghiệp FDI hay còn gọi là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài góp vốn hoặc thành lập với tư cách là thành viên hoặc cổ đông.

Có thể thấy, doanh nghiệp FDI chính là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020.

Về quyền kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa, khoản 1, khoản 2 Điều 18 Nghị định 69/2018 quy định như sau:

1. Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo quy định sau:

a) Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.

b) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu của Bộ Công Thương.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa. […]

Như vậy, doanh nghiệp FDI không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.

Trên đây là giải đáp về việc doanh nghiệp FDI có được phép kinh doanh chuyển khẩu hay không, nếu cần hỗ trợ thêm, bạn đọc liên hệ tổng đài 1900.6192.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý về Hải quan trên địa bàn, Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu gặp vướng mắc về thủ tục xuất khẩu hàng hóa nhập khẩu theo quyền nhập khẩu của doanh nghiệp FDI.

Cụ thể, Công ty TNHH De Heus (doanh nghiệp FDI có 100% vốn đầu tư nước ngoài có quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo Giấy chứng nhận đầu tư) đề nghị Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu hướng dẫn thủ tục Hải quan liên quan đến việc xuất khẩu hàng hóa đã nhập khẩu theo quyền nhập khẩu (loại hình A41 – nhập kinh doanh của doanh nghiệp FDI) ra nước ngoài.

Theo quy định của Nghị định số 09/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam, doanh nghiệp FDI có quyền xuất khẩu được xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.

Trong khi đó, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP lại quy định, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện tạm nhập tái xuất hàng hóa để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn; để tái chế, bảo hành; trưng bày hội chợ…; không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

Căn cứ quy định trên, theo quan điểm của Cục Hải quan Bà Rịa – Vũng Tàu, việc Công ty De Heus nhập khẩu hàng hóa mua từ nước ngoài theo quyền nhập khẩu sau đó xuất bán chính hàng hóa đó ra nước ngoài là hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất. Do vậy, công ty không được phép thực hiện hoạt động này.

Do đó, Cục Hải quan Bà Rịa - Vũng Tàu báo cáo và đề nghị Tổng cục Hải quan có hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể để có cơ sở hướng dẫn doanh nghiệp.