Học Thạc Sĩ Luật Hà Nội

Học Thạc Sĩ Luật Hà Nội

Tham dự có ông Trần Khải Toàn, Phó Chánh văn phòng Ban cán sự Đảng Chính phủ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Chính phủ; TS Nguyễn Đỗ Kiên, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp. Về phía lãnh đạo Trường Đại học Luật Hà Nội có TS Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội; PGS.TS Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng thường trực Trường Đại học Luật Hà Nội…

Tham dự có ông Trần Khải Toàn, Phó Chánh văn phòng Ban cán sự Đảng Chính phủ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Văn phòng Chính phủ; TS Nguyễn Đỗ Kiên, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp. Về phía lãnh đạo Trường Đại học Luật Hà Nội có TS Đoàn Trung Kiên, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội; PGS.TS Vũ Thị Lan Anh, Phó Hiệu trưởng thường trực Trường Đại học Luật Hà Nội…

Điều kiện học thạc sĩ ngành Luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Để được học thạc sĩ ngành Luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội, cá nhân phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Luật; hoặc ngành phù hợp với ngành Luật; Riêng chuyên ngành Pháp luật về quyền con người và Thạc sĩ Quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng có tuyển sinh một số ngành gần; trường hợp ứng viên phải học bổ sung kiến thức để đăng ký dự thi vào ngành thuộc lĩnh vực quản trị, quản lí thì phải có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đăng ký dự thi tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi;

Đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ Khá trở lên hoặc có công bố khoa học (sách, giáo trình, bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc các báo cáo đăng trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành) liên quan đến lĩnh vực học tập, nghiên cứu;

Trong trường hợp có văn bằng cử nhân hạng tốt nghiệp dưới KHÁ nhưng CHƯA có công bố khoa học (sách, giáo trình, bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc các báo cáo đăng trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành) liên quan đến lĩnh vực học tập, nghiên cứu thì thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Trường.

- Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ của CTĐT;

- Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận;

- Có đủ sức khỏe để học tập. Đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học, thủ trưởng đơn vị đào tạo xem xét, quyết định cho dự thi tuyển sinh tùy tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành học.

- Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.

Mức học phí đào tạo thạc sĩ Luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2024

Theo Quyết định 2465/QĐ-ĐHLHN ngày 07/6/2023 về việc quy định mức thu học phí năm học 2023 – 2024 đối với trình độ đào tạo thạc sĩ, đào tạo tiến sĩ của Trường Đại học Luật Hà Nội thì mức thu học phí đào tạo thạc sĩ (bao gồm chương trình đào tạo hướng nghiên cứu và chương trình đào tạo hướng ứng dụng) được Nhà trường quy định như sau:

- Đối với các lớp/khóa tuyển sinh từ năm học 2021 – 2022 trở về trước thì sẽ có mức phí là 916.500 đồng/tín chỉ (Chín trăm mười sáu nghìn năm trăm đồng).

- Đối với các lớp/khóa tuyển sinh từ năm học 2022 – 2023, năm học 2023 - 2024 thì sẽ có mức phí là 1.198.500 đồng/tín chỉ (Một triệu một trăm chín mươi tám nghìn năm trăm đồng).

Các ngành đào tạo thạc sĩ ngành Luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội

Theo thông báo tuyển sinh bậc Thạc sĩ ngành Luật năm 2023 của Trường Đại học Luật Hà Nội, các ngành Luật tiến hành tuyển sinh đào tạo trình độ bậc Thạc sĩ bao gồm:

- Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật (định hướng nghiên cứu);

- Luật hiến pháp và luật hành chính (định hướng nghiên cứu);

- Luật dân sự và tố tụng dân sự (định hướng nghiên cứu);

- Luật dân sự và tố tụng dân sự (định hướng ứng dụng);

- Luật hình sự và tố tụng hình sự (định hướng nghiên cứu);

- Luật hình sự và tố tụng hình sự (định hướng ứng dụng);

- Luật kinh tế (định hướng nghiên cứu);

- Luật kinh tế (định hướng ứng dụng);

- Luật quốc tế (định hướng nghiên cứu);

- Pháp luật về quyền con người (định hướng nghiên cứu);

- Quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng (định hướng nghiên cứu);

Được biết, các ngành Luật được đào tạo theo chương trình định hướng nghiên cứu sẽ có chương trình đào tạo có mục tiêu và nội dung xây dựng theo hướng chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học, phát triển các công nghệ nguồn làm nền tảng để phát triển các lĩnh vực khoa học ứng dụng và công nghệ.

Còn đào tạo theo chương trình định hướng ứng dụng thì chương trình đào tạo đó sẽ có mục tiêu và nội dung xây dựng theo hướng phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý, thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người.

Về thời gian đào tạo thạc sĩ ngành Luật ở Trường Đại học Luật Hà Nội, thời gian sẽ từ 1.5 năm đến 02 năm. Trong trường hợp kéo dài thời gian đào tạo thì thời gian đó không vượt quá 2 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa.