Việc hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một phần quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp, giúp các công ty tối ưu hóa nguồn lực tài chính và nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, quá trình này thường liên quan đến nhiều thủ tục phức tạp và yêu cầu sự chính xác cao trong việc lập hồ sơ và giải trình với cơ quan thuế. Nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và giảm bớt những rủi ro liên quan đến thuế, Kế toán VINATA cung cấp dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng chuyên nghiệp, đảm bảo hiệu quả và chi phí hợp lý.
Việc hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một phần quan trọng trong quản lý tài chính doanh nghiệp, giúp các công ty tối ưu hóa nguồn lực tài chính và nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, quá trình này thường liên quan đến nhiều thủ tục phức tạp và yêu cầu sự chính xác cao trong việc lập hồ sơ và giải trình với cơ quan thuế. Nhằm giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và giảm bớt những rủi ro liên quan đến thuế, Kế toán VINATA cung cấp dịch vụ hoàn thuế giá trị gia tăng chuyên nghiệp, đảm bảo hiệu quả và chi phí hợp lý.
Theo quy định của cơ quan chức quyền liên quan đề ra, giá tính thuế GTGT được quy định như sau:
– Hàng hóa, dịch vụ giá bán chưa có thuế GTGT
– Hàng hóa được nhập khẩu = Giá nhập ngay tại cửa khẩu + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)
– Hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi: trao đổi, nội bộ, biếu tặng = Giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này
– Thuê tài sản = Giá thuê thu từng kỳ
– Hàng hóa bán theo phương thức trả góp = Giá bán tính theo giá bán trả 1 lần, không tính theo số tiền trả từng lần
– Hàng hóa gia công = giá gia công
– Chính phụ sẽ quy định giá đối với các hàng hóa, dịch vụ khác không được nhắc đến ở bên trên.
Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ quy định bao gồm các khoản phụ thu + phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng
Trong trường hợp đối tượng nộp thuế có doanh số thu, bán bằng ngoại tệ thì giá tính thuế VAT = Tiền nộp đã quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ bình quan liên ngân hàng công bố tại thời điểm phát sinh doanh số
Mức thuế suất thuế GTGT tuân theo quy định:
– Mức thuế suất = 0% với hàng hóa xuất khẩu
– Tùy theo hàng hóa, dịch vụ… khác nhau được quy định trên bảng thuế suất thuế GTGT, mức thuế suất sẽ linh động khác nhau: 5%, 8%, 10%…
Có 2 phương pháp chính là phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
2.4.1 Quy định đối với phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng
Căn cứ Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013) thì phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ;
+ Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn GTGT.
+ Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008.
Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ bao gồm:
– Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh;
– Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.
2.4.2Quy định đối với phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
Căn cứ Điều 11 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013) quy định về phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng như sau:
– Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
+ Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;
+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
+ Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
Hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà còn đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Dưới đây là những vai trò chính của hoàn thuế GTGT:
– Khuyến khích xuất khẩu: Khi hàng hoá xuất khẩu được áp dụng thuế suất GTGT 0%, doanh nghiệp xuất khẩu có thể cung cấp sản phẩm với giá cả cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam mà còn góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu quốc gia.
– Khích lệ đầu tư và mở rộng sản xuất: Hoàn thuế GTGT tạo động lực cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là trong việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng sản xuất. Nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế chung.
– Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp: Trong những thời điểm khó khăn, việc hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp có thêm nguồn tài chính cần thiết để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây là một công cụ hỗ trợ quan trọng giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và ổn định trong thị trường.
– Thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Chính sách hoàn thuế GTGT là một yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Không chỉ giúp giải quyết các khó khăn về vốn, kinh nghiệm và công nghệ mà còn góp phần làm cho Việt Nam trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn hơn. Điều này giúp tăng cường quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) là quá trình mà Ngân sách nhà nước trả lại số tiền thuế GTGT đầu vào đã thanh toán cho cơ sở kinh doanh khi mua hàng hóa hoặc dịch vụ, nhưng số thuế này chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế. Việc hoàn thuế diễn ra trong các trường hợp cơ sở kinh doanh có số thuế đầu vào không thể khấu trừ hết trong kỳ tính thuế hoặc khi hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng không thuộc diện chịu thuế.
Người chịu thuế được quy định tại Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 cụ thể như sau:
Văn bản hướng dẫn cụ thể người nộp thuế quy định tại Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
- Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Ví dụ 1: Công ty TNHH Sanko là doanh nghiệp chế xuất. Ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu Công ty TNHH Sanko còn được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu để bán ra hoặc để xuất khẩu, Công ty TNHH Sanko phải thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động này theo quy định của pháp luật thì Chi nhánh hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động này, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất để xuất khẩu.
Khi nhập khẩu hàng hóa để thực hiện phân phối (bán ra), Chi nhánh Công ty TNHH Sanko thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu và khi bán ra (bao gồm cả xuất khẩu), Công ty TNHH Sanko sử dụng hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
Như vậy, trong trường hợp này, anh/chị sẽ phải đóng thuế giá trị gia tăng gián tiếp.
Ví dụ cụ thể như: anh/chị ghé cửa một cửa hàng tiện lợi mua một lon bia, thì người trực tiếp đóng thuế giá trị giá tăng đó là chủ cửa hàng và anh/chị là người gián tiếp đóng thuế này.