Mưa Acid

Mưa Acid

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Thị Hoàng Hà - Bác sĩ Hóa sinh - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Thị Hoàng Hà - Bác sĩ Hóa sinh - Khoa Xét nghiệm - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Đọc kết quả xét nghiệm Acid Folic

Khi đọc kết quả xét nghiệm Acid Folic, nếu nồng độ Acid Folic trong máu nằm trong khoảng 2.7- 17 ng/ml thì hoàn toàn bình thường, nếu nằm ngoài khoảng này thì bệnh nhân có thể đang gặp phải tình trạng thiếu Acid Folic hoặc thừa Acid Folic được giải thích như sau:

Đây không phải là tình trạng bệnh lý nguy hiểm đối với cơ thể nhưng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể người đang đứng trước nguy cơ thiếu vitamin B12. Nguyên nhân là do khi cơ thể thiếu đi vitamin B12 thì không thể sử dụng được lượng Acid Folic được đưa vào từ nguồn thức ăn nên sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa Acid Folic. Lúc này, một số xét nghiệm nữa sẽ được bác sĩ điều trị chỉ định nằm xác định rõ nguyên nhân gây nên thừa Acid Folic có phải do vitamin B12 hay một tình trạng bất thường khác.

Khi định lượng Acid Folic trong máu thấp hơn 2.7 ng/ml thì có thể cơ thể đang bị thiếu máu, hấp thụ kém các chất dinh dưỡng, bệnh lý liên quan đến thận và gan... Ngoài ra, thiếu Acid Folic còn gặp khi phụ nữ đang mang thai vì cơ thể lúc này cần được cung cấp thêm Acid Folic cho sự phát triển của thai nhi, hoặc với những bệnh nhân bị thiếu máu tán huyết khi mà tế bào hồng cầu bị phá hủy rất nhanh khiến cơ thể cần thêm Acid Folic để sản sinh hồng cầu, hoặc có thể là bệnh lý ung thư... Bác sĩ sẽ có một số xét nghiệm kiểm tra tiếp theo để củng cố chẩn đoán một cách chắc chắn nhất để có phương pháp điều trị hiệu quả.

Xét nghiệm Acid Folic là xét nghiệm cần thiết để đánh giá nồng độ Acid Folic trong cơ thể là cao, thấp hay bình thường. Xét nghiệm Acid Folic không chỉ quan trọng trong việc tìm ra nguyên nhân của những tình trạng thiếu máu mà còn giúp đánh giá được một số vấn đề bệnh lý của cơ thể như bệnh về hấp thụ Acid Folic, bệnh gan, thận, ung thư...

Thiếu Acid Folic có thể gây dị tật thai nhi

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Khám sức khỏe định kỳ tại Vinmec: Bảo vệ bạn trước khi quá muộn!

Khi nào thực hiện xét nghiệm Acid Folic?

Đối với những bệnh nhân có dấu hiệu của thiếu Acid Folic hay thiếu máu như da xanh, niêm mạc nhợt, chóng mặt, choáng... thì sẽ có chỉ định thực hiện xét nghiệm Acid Folic. Bên cạnh đó, còn rất nhiều chỉ định thực hiện xét nghiệm Acid Folic phải kể đến như sau:

Xét nghiệm Acid Folic trong thai kỳ

Một số triệu chứng của thiếu Acid Folic và thiếu vitamin B12 có thể gặp trên lâm sàng giúp bệnh nhân phát hiện và chủ động đến những cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm Acid Folic như sau:

Người bệnh bị đau đầu có thể liên quan đến Acid Folic