Nước tương là loại nước chấm quen thuộc được nhiều người sử dụng cho các bữa ăn của nhà mình, nó thân quen đến đỗi trên kệ bếp của mọi nhà không thể không hiện diện một chai nước chấm này. Chính vì quá quen thuộc nên đôi khi chúng ta không cần tìm hiểu xem nước tương là gì, có nguồn gốc từ đâu và làm bằng gì.
Nước tương là loại nước chấm quen thuộc được nhiều người sử dụng cho các bữa ăn của nhà mình, nó thân quen đến đỗi trên kệ bếp của mọi nhà không thể không hiện diện một chai nước chấm này. Chính vì quá quen thuộc nên đôi khi chúng ta không cần tìm hiểu xem nước tương là gì, có nguồn gốc từ đâu và làm bằng gì.
Nước ion kiềm là một phát kiến đáng chú ý của Nhật Bản trong thế kỷ 20. Vào năm 1965, Bộ Y tế và Cục quản lý an toàn thực phẩm Nhật Bản đã chính thức công nhận các lợi ích của nước ion kiềm đối với sức khỏe thông qua thông cáo dược phẩm số 763.
Quá trình điện phân trong máy lọc nước ion kiềm giúp tạo ra nước giàu ion siêu nhỏ, có tính kiềm tự nhiên như các loại rau xanh, giàu Hydrogen chống oxy hóa và chứa nhiều khoáng chất vi lượng, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như sau:
Với khả năng cung cấp nước ion kiềm chất lượng đạt chuẩn nước uống trực tiếp, máy lọc nước RO ion kiềm Famy ngày càng được tin dùng tại Việt Nam kèm theo mức giá thành khá hợp lý, phù hợp với số đông người dân.
Hình 10: Nước ion kiềm đang trở thành xu hướng chăm sóc sức khỏe trong thời đại mới
Hy vọng rằng, những thông tin được cung cấp trong bài viết đã giúp độc giả hiểu rõ về khái niệm và cấu tạo phân tử nước. Với sự hiểu biết sâu sắc hơn về phân tử nước, mỗi chúng ta sẽ càng thêm trân trọng và bảo vệ nguồn tài nguyên vô giá này.
Mình là Đạt - Content Creator của thương hiệu Famy. Cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết. Peace and Love!!!
Dù là một yếu tố, một thành phần quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhưng vẫn có một số sự thật thú vị về phân tử nước mà có thể bạn chưa từng biết đến. Chúng là gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Có thể bạn sẽ không tin, nhưng đây là sự thật được chứng minh qua thí nghiệm của Tiến sĩ Masaru Emoto. Ông đã phát hiện ra rằng các cụm phân tử nước có thể sắp xếp thành các hình thái khác nhau tùy thuộc vào cảm xúc của con người.
Cụ thể, Tiến sĩ Masaru Emoto đã thử nghiệm bằng cách lấy một giọt nước và để nó tiếp xúc với các loại ngôn ngữ, âm nhạc hoặc từ ngữ mang hai tính chất đối lập, sau đó đông đá chúng trong tủ lạnh. Khi lấy ra và quan sát dưới kính hiển vi, ông nhận thấy những kết quả đầy bất ngờ:
Hình 9: Không như chúng ta nghĩ, nước cũng có cảm xúc
Phân tử nước đóng một vai trò thiết yếu trong cơ thể con người, từ duy trì sự sống đến hỗ trợ nhiều chức năng sinh lý và hóa học quan trọng. Dưới đây là một số vai trò chính của nước trong cơ thể con người:
Duy trì cân bằng chất lỏng: Nước là thành phần chính của hầu hết các tế bào trong cơ thể. Nó giúp duy trì độ ẩm cần thiết cho các tế bào và mô, đảm bảo sự vận hành trơn tru của chúng.
Vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy: Nước đóng vai trò là phương tiện vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy, và các chất cần thiết khác đến các tế bào, cũng như đưa chất thải và khí carbon dioxide ra khỏi tế bào.
Điều hòa nhiệt độ cơ thể: Nước giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể thông qua quá trình bài tiết mồ hôi. Khi mồ hôi bốc hơi từ bề mặt da, nó làm mát cơ thể, giúp giảm nhiệt độ.
Hóa giải và tiêu hóa: Nước là thành phần cần thiết trong quá trình tiêu hóa, từ việc giúp hình thành nước bọt để bắt đầu quá trình tiêu hóa, cho đến việc hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng và đẩy nhanh quá trình loại bỏ chất thải qua đường tiêu hóa.
Phản ứng hóa học: Nước tham gia vào nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể, bao gồm phản ứng thủy phân mà trong đó các liên kết hóa học được phá vỡ bởi sự can thiệp của phân tử nước.
Bôi trơn khớp và bảo vệ cơ quan: Nước cũng có vai trò quan trọng trong việc bôi trơn các khớp, giảm ma sát và đau trong khi chuyển động. Ngoài ra, dịch tiết ra bởi các màng bao quanh cơ quan như màng tim và màng phổi chứa nhiều nước, giúp bảo vệ các cơ quan này khỏi chấn thương cơ học.
Hỗ trợ chức năng thần kinh: Nước cần thiết cho chức năng thần kinh bình thường, bao gồm hình thành dịch não tủy bảo vệ não và tủy sống, cũng như việc truyền tín hiệu thần kinh hiệu quả.
Hình 8: Phân tử nước đóng một vai trò thiết yếu trong cơ thể con người, từ duy trì sự sống đến hỗ trợ nhiều chức năng sinh lý và hóa học quan trọng
Phân tử nước có khả năng tồn tại ở ba trạng thái khác nhau: rắn, lỏng và khí, phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ và áp suất môi trường.
Trạng thái rắn: Nước ở trạng thái rắn được gọi là băng hoặc tuyết và hình thành khi nước đạt đến nhiệt độ dưới 0 độ C. Nước đông lại thành băng tại các vùng Bắc Cực và Nam Cực là một hiện tượng tự nhiên quan trọng, không chỉ vì sự đẹp đẽ của nó mà còn vì vai trò của nó trong việc điều hòa khí hậu toàn cầu. Băng ở các cực phản chiếu lại bức xạ mặt trời, giúp điều tiết nhiệt độ trên Trái Đất.
Trạng thái lỏng: Ở nhiệt độ trên 0 độ C, phân tử nước tồn tại ở thể lỏng, đây là trạng thái phổ biến nhất của nước trên Trái Đất. Nước lỏng tồn tại trong biển, sông, hồ, và các dòng chảy nhỏ hơn như suối và kênh rạch. Nước ở thể lỏng là môi trường sống chính cho hàng triệu loài thực vật và động vật, và nó là thành phần không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của con người.
Trạng thái khí: Khi nhiệt độ tăng lên, nước ở thể lỏng sẽ bốc hơi và chuyển thành hơi nước, tồn tại ở thể khí. Hơi nước bay lên cao trong khí quyển, khi gặp điều kiện lạnh hơn sẽ ngưng tụ lại thành các giọt nước nhỏ, hình thành mây. Các đám mây này khi đủ nặng sẽ rơi xuống dưới dạng mưa, tuyết hoặc mưa đá, hoàn thành chu trình tuần hoàn nước, một quá trình đã diễn ra suốt hàng trăm triệu năm qua và duy trì sự sống trên Trái Đất.
Ba trạng thái này của nước đều thiết yếu cho sự duy trì của các hệ sinh thái, sự ổn định của khí hậu, và cho sự tồn tại của sự sống trên hành tinh của chúng ta. Sự chuyển tiếp giữa các trạng thái này diễn ra liên tục qua các quá trình tự nhiên, đóng một vai trò không thể thiếu trong vòng tuần hoàn nước của Trái Đất.
Hình 7: Phân tử nước có khả năng tồn tại ở ba trạng thái khác nhau là rắn, lỏng và khí
Đây là câu hỏi của khá nhiều người về 2 loại này, nước tương và dầu hào là hoàn toàn khác nhau. Dầu hào là một loại nước xốt sền sệt màu nâu sẫm, được chiết xuất từ những con hàu hoặc được làm theo kiểu công nghiệp với các nguyên liệu như nước, muối, đường, chất điều hương vị, hương hàu tổng hợp.
Trong khi, nước tương làm từ hạt đậu nành lên men, nước tương lỏng hơn và không đặc sánh như dầu hào. Chỉ nhìn về mặt thành phần và hình thức như vậy cũng đã biết được 2 loại này không liên quan gì nhau.
Nước tương được sử dụng làm nước chấm hoặc để ướp các nguyên liệu và có thể dùng cho ăn chay (Nguồn: Internet)
Muốn sử dụng nước tương an toàn cho sức khỏe bạn cần lựa chọn nước tương có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng và được kiểm định về chất lượng. Và nên chọn những lọa nước tương không chứa chất bảo quản và được lên men tự nhiên để cảm nhận được vị ngon, ngọt tự nhiên của loại nước chấm, gia vị này.
Để bảo quản nước tương, khi mua về bạn nên bảo quản nơi râm mát, tránh bị nắng chiếu trực tiếp. Nếu chai nước tương đã mở nắp mà không được lưu giữ nơi có nhiệt độ thấp sẽ bị đắng.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết lần này đã giúp các bạn hiểu hơn về loại nước tương quen thuộc và sử dụng chúng một cách hợp lý để đảm bảo những bữa cơm ngon và an toàn cho cả gia đình.
Nhục đậu khấu là gì? Có công dụng và lợi ích gì ? Chắc chắn là câu hỏi của rất nhiều người khi nghe nhắc đến cái tên này. Có vẻ như, nhục đậu khấu còn khá lạ lẫm với rất nhiều người. Mời bạn theo dõi trang thông tin của Hướng Nghiệp Á Âu mỗi ngày để cập nhật cho mình nhé!
Nước không chỉ là nền tảng cho sự sống mà còn đóng vai trò thiết yếu trong nhiều quá trình hóa học và sinh học. Vậy phân tử nước là gì? Cấu tạo phân tử nước như thế nào? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá về cấu tạo và những đặc tính chính của phân tử nước, từ đó giúp hiểu rõ tại sao nguồn tài nguyên này lại quan trọng đến vậy.
Nước là một trong những hợp chất hóa học phổ biến và quan trọng nhất trên Trái Đất. Công thức phân tử của nước là H2O. Theo các tính toán khoa học, khối lượng phân tử của nước rơi vào khoảng 18 g/mol - một chỉ số được gọi là phân tử khối của nước, phản ánh tổng khối lượng của các nguyên tử cấu thành.
Bên cạnh đó, kích thước phân tử nước cực nhỏ. Điều này cho phép nó dễ dàng thẩm thấu qua các màng sinh học, một đặc tính quan trọng cho các quá trình sinh học và thẩm thấu. Tính chất này cũng giúp nước đóng vai trò thiết yếu trong nhiều phản ứng hóa học cũng như trong các ứng dụng sinh học và công nghiệp.
Hình 1: Phân tử nước được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa 2 nguyên tử Hydro (H+) và 1 nguyên tử Oxy (O2-) thông qua các liên kết Hydro
Cấu tạo phân tử nước bao gồm hai nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy. Nguyên tử oxy, với độ âm điện cao, liên kết với hai nguyên tử hydro thông qua hai liên kết cộng hóa trị. Trong mỗi liên kết này, oxy và hydro chia sẻ một cặp electron, nhưng oxy, có độ âm điện mạnh hơn, thu hút cặp electron mạnh hơn, tạo thành một phân cực trong phân tử.
Cấu tạo phân tử nước không phải là tuyến tính mà có dạng chữ V, với một góc khoảng 104.5 độ giữa hai liên kết hydro-oxy. Sự sắp xếp này dẫn đến tính lưỡng cực của phân tử, với đầu có nguyên tử oxy mang điện tích âm một phần và đầu có hai nguyên tử hydro mang điện tích dương một phần.
Cấu tạo phân tử nước như vậy là cơ sở cho sự hình thành của các liên kết hydro giữa các phân tử nước, làm tăng tính đặc biệt của nước như khả năng hòa tan và các tính chất nhiệt học độc đáo khác.
Cấu tạo phân tử nước cũng giải thích tại sao nước có khả năng làm dung môi hiệu quả. Cấu tạo phân tử nước cho phép nó dễ dàng hình thành các liên kết với nhiều loại phân tử khác, giúp hòa tan các chất mà không phá hủy chúng. Tính chất này làm cho nước trở thành yếu tố không thể thiếu trong các phản ứng hóa học và sinh học, cũng như trong các ứng dụng công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày.
Hình 2: Phân tử nước trở thành yếu tố không thể thiếu trong các phản ứng hóa học và sinh học
Sau khi đã tìm hiểu về khái niệm và cấu tạo phân tử nước, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những tính chất đặc trưng của phân tử nước trong phần tiếp theo của bài viết.
Màu sắc: Nước tinh khiết hoàn toàn không màu. Mọi màu sắc nhìn thấy khi quan sát nước là kết quả của sự tán xạ và phản xạ ánh sáng. Ví dụ điển hình là màu xanh của nước biển, màu này phát sinh do ánh sáng màu xanh bị tán xạ nhiều hơn các màu khác khi đi qua lớp nước. Độ sâu càng lớn, hiện tượng phản xạ và tán xạ ánh sáng xanh càng rõ rệt, làm cho nước biển có màu xanh bích sâu và đậm hơn.
Hình dạng: Ở thể lỏng, phân tử nước không có hình dạng cố định và sẽ thay đổi tùy theo hình dạng của bình chứa. Điều này giải thích vì sao nước có thể dễ dàng thích nghi với mọi dạng hình khi chúng ta đổ vào các loại bình hay chai. Trong khi đó, nước ở thể rắn, hay còn gọi là băng, sẽ giữ nguyên hình dạng của bình chứa khi nó đóng băng, điều này rất quen thuộc trong các ứng dụng như tạo hình đá lạnh hoặc xây dựng các cấu trúc bằng băng.
Mùi vị: Nước tinh khiết vốn không có mùi và không có vị. Bất kỳ hương vị nào cảm nhận được thường là do các tạp chất hòa tan trong nước hoặc do sự thay đổi trong giác quan của chúng ta trong trường hợp ốm đau. Nước có thể có vị đắng hoặc lạ nếu cơ thể người dùng không khỏe. Ngoài ra, nước có thể thay đổi mùi vị dựa trên độ pH và lượng khoáng chất có trong nó, điều này giải thích vì sao nước khoáng đóng chai lại có vị khác biệt so với nước tinh khiết.
Hình 3: Phân tử nước không có hình dạng cố định và sẽ thay đổi tùy theo hình dạng của bình chứa
Phân tử nước (H2O) sở hữu tính lưỡng cực đặc biệt, một thuộc tính cốt yếu phát sinh từ cấu trúc phân tử và sự phân bố điện tích giữa các nguyên tử của nó. Điều này bắt nguồn từ việc nguyên tử oxy có độ âm điện cao hơn nguyên tử hydro. Từ đó, nó thu hút electron trong liên kết cộng hóa trị nhiều hơn, dẫn đến việc tích điện âm một phần ở phía oxy và điện tích dương một phần ở phía hai nguyên tử hydro.
Độ âm điện là khả năng của một nguyên tử trong một liên kết hóa học để thu hút các electron về phía mình.
Phân tử nước được cấu tạo với hai nguyên tử hydro và một nguyên tử oxy, sắp xếp theo một góc khoảng 104.5 độ, không phải 180 độ. Sự sắp xếp không đều này, cùng với sự phân bố không đồng đều của điện tích, tạo nên một phân tử có một đầu tích điện dương (ở phía hydro) và một đầu tích điện âm (ở phía oxy), làm nên tính lưỡng cực của nước.
Tính lưỡng cực của nước có nhiều hệ quả quan trọng trong tự nhiên và trong nhiều ứng dụng công nghệ. Ví dụ, nó cho phép nước hòa tan nhiều loại chất khác nhau, từ muối đến đường, và là lý do tại sao nước có thể hoạt động như một dung môi hiệu quả trong các quá trình sinh hóa và hóa học.
Ngoài ra, tính lưỡng cực này cũng là cơ sở cho khả năng của nước trong việc hấp thụ năng lượng từ các sóng điện từ, như trong trường hợp sử dụng lò vi sóng để đun nóng thực phẩm, nơi các phân tử nước dao động và cọ xát với nhau dưới tác động của từ trường, tạo ra nhiệt và đun nóng thực phẩm.
Hình 4: Phân tử nước (H2O) sở hữu tính lưỡng cực đặc biệt, phát sinh từ cấu trúc phân tử và sự phân bố điện tích giữa các nguyên tử
Liên kết hydro trong phân tử nước đóng một vai trò quan trọng trong nhiều đặc tính vật lý và hóa học của nước. Liên kết này hình thành do sự thu hút giữa điện tích trái dấu của nguyên tử oxy trong một phân tử nước với nguyên tử hydro trong phân tử nước khác.
Tuy nhiên, liên kết hydro không bền vững như các liên kết cộng hóa trị trong chính phân tử nước; chúng khá yếu và dễ dàng đứt gãy. Sự hình thành và phá vỡ liên kết hydro diễn ra liên tục và rất nhanh, thường là trong phần nhỏ của giây. Sự chuyển động liên tục này giữa hình thành và phá vỡ liên kết là nguyên nhân tạo nên tính chất linh hoạt của nước ở thể lỏng.
Tính linh hoạt này có ý nghĩa đặc biệt trong nhiều quá trình tự nhiên và nhân tạo, cho phép nước tham gia vào nhiều phản ứng hóa học, vận chuyển chất hòa tan, và thúc đẩy các phản ứng sinh hóa.
Ngoài ra, tính liên kết hydro của nước còn là yếu tố quan trọng trong việc duy trì cấu trúc và chức năng của nhiều phân tử sinh học như protein và DNA. Qua đó, liên kết hydro không chỉ là cơ chế giữ các phân tử nước lại với nhau mà còn là chìa khóa giúp hiểu rõ hơn về sự phức tạp của nhiều quá trình hóa học và sinh học ở mức độ phân tử.
Hình 5: Liên kết hydro trong phân tử nước đóng một vai trò quan trọng trong nhiều đặc tính vật lý và hóa học của nước
Nước tinh khiết, trong trạng thái lý tưởng của nó, không có tính dẫn điện. Điều này là do nước tinh khiết không chứa các ion hoặc tạp chất khác mà dòng điện cần để di chuyển qua chất lỏng. Phân tử nước, H2O, mặc dù có tính lưỡng cực và có khả năng tạo liên kết hydro, nhưng không thể dẫn điện do thiếu các hạt mang điện tự do.
Tuy nhiên, khi nước có chứa các tạp chất như muối, khoáng chất hoặc các ion khác, nó trở thành một dung môi dẫn điện tốt. Các ion này, khi hòa tan trong nước, tách ra thành các hạt tích điện, được gọi là các ion dương và âm, có thể tự do di chuyển trong dung dịch. Sự di chuyển tự do này của các ion là cơ chế chính cho phép dòng điện đi qua dung dịch, biến nước thành chất điện giải.
Ví dụ, khi muối bàn (NaCl) được hòa tan trong nước, nó phân tách thành natri (Na+) và clo (Cl-) ion. Các ion này chuyển động tự do trong dung dịch, giúp dẫn truyền dòng điện. Sự hiện diện của các ion này là lý do tại sao nước biển, nước giếng, và thậm chí nước máy có khả năng dẫn điện.
Tính dẫn điện của phân tử nước thông qua các tạp chất hòa tan là một yếu tố quan trọng cần được xem xét trong nhiều ứng dụng công nghiệp và môi trường, như xử lý nước và quản lý chất lượng nước. Do đó, sự hiểu biết về các tạp chất có trong nước và ảnh hưởng của chúng đến tính dẫn điện là cần thiết để quản lý hiệu quả các nguồn nước.
Hình 6: Cấu tạo phân tử nước tinh khiết thiếu các hạt mang điện tự do nên tính dẫn điện của nó không có