Phần Mềm Dịch Song Ngữ Anh Việt

Phần Mềm Dịch Song Ngữ Anh Việt

Khóa học dành cho những người muốn học để nâng cao kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Anh.

Khóa học dành cho những người muốn học để nâng cao kỹ năng thuyết trình bằng tiếng Anh.

Các tiện ích mở rộng của Google Chrome

Khi đọc hoặc nghe các nội dung tiếng Anh chưa có bản dịch, người học có thể cài đặt các tiện ích hỗ trợ (extensions) ngay trên trình duyệt của mình để việc học từ mới trở nên dễ dàng hơn. Một trong những tiện ích hiệu quả trong nhóm này không thể không nhắc tới eJOY extension. Đây là một tiện ích mở rộng dành cho trình duyệt Chrome, giúp người học tra nghĩa trực tiếp ngay khi lướt web, đồng thời lưu từ vào sổ từ vựng riêng để ôn tập lại hàng ngày.

Tiện ích eJOY hỗ trợ dịch phụ đề tiếng Anh từ video “The science of laughter - Sasha Winkler” được đăng tải bởi TED-Ed. Nguồn: youtube.com.

Không chỉ giới hạn ở các nội dung dạng viết, tiện ích eJOY cũng hoạt động tốt ngay cả với phần phụ đề của các video trên Youtube. Bên cạnh nghĩa tiếng Việt của từ, eJOY cũng cho người học biết về mức độ phổ biến của từ, các từ đồng nghĩa, các câu ví dụ minh họa.

Lợi ích và tác hại của việc dịch khi học ngoại ngữ

Việc dịch song ngữ trong quá trình học và đọc tiếng Anh đã được chứng minh là đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho người học, đặc biệt là với việc tiếp thu các thông tin mới. Thông qua việc dịch bài, người học không những hiểu rõ hơn về ngữ cảnh của đoạn văn mà còn có thể mở rộng vốn từ, phát triển kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong quá trình học tiếng Anh.

Thứ nhất, với đối tượng người học, dịch thuật không chỉ dừng lại ở việc học từ vựng, ngữ pháp mà còn giúp học sinh hiểu rõ hơn về cấu trúc ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ mục tiêu (Richards, Richards, Rodgers & Coaut, 2001). Quan điểm này cũng được đồng ý bởi Skopeckova (2018). Cụ thể, nghiên cứu của ông đã chỉ ra rằng việc dịch có thể giúp người học trải nghiệm và đặt câu hỏi về cấu trúc ngữ pháp trong ngôn ngữ đích. Từ đó, người học cũng sẽ hiểu thêm về cách thức sử dụng các công cụ (từ, cụm từ…) trong ngôn ngữ đích trong các hoàn cảnh giao tiếp.

Thứ hai, việc dịch song ngữ cũng đã được chứng minh là đem lại hiệu quả nhất định trong các bài tập đọc hiểu. Để chứng minh cho quan điểm này, Lee (2013) đã thực hiện một thí nghiệm với hai nhóm sinh viên theo học và không theo học Ngành Ngôn ngữ Anh. Cả hai nhóm đều được cho đọc một đoạn văn bằng ngôn ngữ mục tiêu (tiếng Anh). Cuối cùng, hai nhóm học sinh làm bài kiểm tra đọc hiểu gồm năm câu hỏi trắc nghiệm, ba trong số đó liên quan trực tiếp đến đoạn văn họ đã dịch, trong khi hai câu còn lại liên quan đến các đoạn văn khác. Kết quả cho thấy những người tham gia có điểm cao hơn trong các câu hỏi liên quan đến đoạn văn họ đã dịch.

Tuy đem lại nhiều lợi ích nhưng việc dịch song ngữ cũng gây ra những bất cập nhất định. Một điểm yếu rõ rệt nhất của phương pháp học này là nó đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian. Bên cạnh đó, phương pháp dịch song ngữ cũng dễ khiến người học hình thành sự phụ thuộc vào ngôn ngữ mẹ đẻ hay hiểu sai ngữ cảnh của những từ mới đã học.

Thứ nhất, việc dịch song ngữ dễ gây ra sự thiếu tự nhiên khi sử dụng ngoại ngữ. Hiện tượng này xảy ra là bởi nhiều người học thường có thói quen chỉ dịch các từ đơn lẻ để học thuộc dễ dàng hơn. Đây không hẳn là phương pháp sai, nhưng nhiều khả năng sẽ dẫn đến sự thiếu tự nhiên khi người học sử dụng lại các từ đó sau này. Thông thường, các từ và cụm từ đều được sử dụng theo collocations (cách kết hợp các từ với nhau thành những cụm từ một cách tự nhiên theo thói quen của người bản xứ). Vì vậy, khi quá tập trung vào dịch các từ đơn lẻ, học viên sẽ rất dễ bỏ qua cấu trúc câu và ngữ pháp thường được dùng với từ gốc.

Ví dụ như với từ “attention” (sự chú ý), người bản xứ thường có thói quen sử dụng với động từ “pay” để tạo thành cụm “pay attention” (tập trung, chú ý vào việc gì). Tuy nhiên, nếu người học chỉ chú tâm vào dịch từ và học nghĩa tiếng Việt thì sẽ rất dễ hình thành các cụm từ sai như: “make attention”,…

Thứ hai, dịch song ngữ cũng đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức từ người học. Một mặt, việc tra nghĩa tiếng Việt của các cụm từ tiếng Anh không phải lúc nào cũng hiệu quả. Bởi không phải tất cả từ, cụm từ tiếng Anh nào cũng có nghĩa song song trong tiếng Việt. Lấy ví dụ với cụm từ “secrecy jurisdiction”. Kết quả trên các công cụ tìm kiếm cho rằng “secrecy jurisdiction” có nghĩa tiếng Việt là “những khu vực pháp lý bí mật” hay “nơi tránh thuế”. Tuy nhiên, cụm từ này được giải thích theo tiếng Anh như sau: “places that provide facilities that enable people or entities to escape or undermine the laws, rules and regulations of other jurisdictions elsewhere, using secrecy as a prime tool.” (theo website taxjustice.net) Từ đây, có thể thấy rằng việc dịch nghĩa của từ sang tiếng Việt không phải lúc nào cũng hiệu quả, và thậm chí còn khiến cho từ trở nên khó hiểu hơn là khi đọc giải thích bằng tiếng Anh.

Mặt khác, việc dịch từ tiếng Anh qua nghĩa tiếng Việt cũng khiến người học phụ thuộc quá mức vào ngôn ngữ mẹ đẻ. Với kỹ năng đọc, việc dịch song ngữ rất dễ làm chậm tốc độ đọc hiểu của người học. Hơn nữa, người học cũng sẽ rất khó khăn khi thực hành nói bằng tiếng Anh, bởi họ không phát triển được khả năng suy nghĩ và diễn đạt trực tiếp trong ngôn ngữ mới.

Sự phụ thuộc vào dịch Anh-Việt cũng là một bất lợi lớn trong các bài thi đánh giá khả năng ngôn ngữ như IELTS, TOEFL,… Bởi thí sinh hoàn toàn không được sử dụng từ điển trong phòng thi, mà cần tận dụng kỹ năng để hiểu nghĩa của các từ/ cụm từ mới dựa vào ngữ cảnh của bài. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Richards et al. (2001) cũng đã chỉ ra rằng việc sử dụng dịch thuật trong các lớp học ngôn ngữ đã dẫn đến sự ngần ngại nhất định trong việc sử dụng tiếng mẹ đẻ cho mục đích học ngôn ngữ của học viên.

Từ những phân tích trên, có thể thấy việc dịch song ngữ Anh-Việt sẽ có ích khi người học tiếp thu và phân tích các kiến thức ngoại ngữ mới. Tuy nhiên, lại có những hạn chế nhất định khi áp dụng vào các kỹ năng đầu ra như Nghe, Viết, bởi các kỹ năng này đòi hỏi người học suy nghĩ bằng tiếng Anh để việc giao tiếp trở nên hiệu quả nhất.

Tìm hiểu thêm: Tầm quan trọng của ngữ cảnh trong việc học ngôn ngữ.

Người ở trình độ Nâng cao (C1-C2)

Học viên ở trình độ cao cấp có thể thực hành việc dịch các đoạn văn ngắn trong bài đọc để thuần thục với các cấu trúc câu khó hơn. Tuy nhiên, nên có sự chọn lọc trong các từ mà bản thân sẽ học. Cụ thể, người học có thể loại bỏ bớt các từ vựng chuyên ngành, từ trang trọng ít khi dùng trong giao tiếp. Thay vào đó, nên lưu ý đến ngữ cảnh của từ và sự kết hợp từ vựng (collocations) để người học có thể sử dụng từ vựng một cách linh hoạt và chính xác hơn ở các kỹ năng đầu ra như Speaking và Writing.

Người học ở trình độ Trung cấp (B1-B2)

Sau khi đã tích lũy được một lượng từ vựng cơ bản, người học ở trình độ Trung cấp nên bắt đầu liên kết giữa các từ vựng đã biết và những từ mới, hay nói cách khác là tập giải thích từ khó bằng những từ tiếng Anh đơn giản hơn. Ví dụ, khi học được từ “rapid”,  người học có thể so sánh nó với từ đồng nghĩa đã biết là “fast”. Bằng cách học này, người học có thể dần dần hình thành thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh.

Ngoài ra, thay vì dịch các câu đơn giản như ở trình độ trước, người học nên thử sức mình bằng cách dịch một vài cấu trúc câu ghép & câu phức (compound and complex sentence) như: câu có sử dụng liên từ, câu mệnh đề quan hệ,…