Sữa chua Susu IQ Vinamilk là dòng sản phẩm được thiết kế đặc biệt dành cho bé từ 7 tháng tuổi trở lên. Dòng sữa chất lượng cao này kết hợp sữa lên men nguyên chất theo công nghệ tiên tiến và chiết xuất từ trái cây tự nhiên giúp kích thích bé ăn ngon miệng. Trong sữa chua Susu IQ chứa nhiều chất xơ, là thần dược cho hệ tiêu hóa của bé. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các vi khuẩn có lợi, giúp cải thiện hệ tiêu hóa của bé mới bắt đầu tập ăn dặm.
Sữa chua Susu IQ Vinamilk là dòng sản phẩm được thiết kế đặc biệt dành cho bé từ 7 tháng tuổi trở lên. Dòng sữa chất lượng cao này kết hợp sữa lên men nguyên chất theo công nghệ tiên tiến và chiết xuất từ trái cây tự nhiên giúp kích thích bé ăn ngon miệng. Trong sữa chua Susu IQ chứa nhiều chất xơ, là thần dược cho hệ tiêu hóa của bé. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các vi khuẩn có lợi, giúp cải thiện hệ tiêu hóa của bé mới bắt đầu tập ăn dặm.
Vinamilk là một công ty cổ phần, đứng đầu trong việc sản xuất các hàng hóa, sản phẩm làm từ sữa. Dựa trên nguồn cung ứng chủ yếu là từ bò nên hình ảnh những con bò được coi là hình ảnh đặc trưng, cốt lõi trong các chiến dịch quảng cáo của Vinamilk.
Quảng cáo Vinamilk đã thành công đưa những chú bò với nhiều hình thức khác nhau. Hình ảnh chú bò từ dạng thực tế hay dạng hoạt hình đã trở thành gương mặt đại diện Vinamilk vừa thân thiện vừa phản ánh đúng tính chất sản phẩm. Quảng cáo không mất quá nhiều chi phí thuê các gương mặt nổi tiếng để quảng cáo.
Vinamilk quảng cáo xuyên suốt với hình ảnh những chú bò, khiến thương hiệu trở nên thân thiện và gần gũi với khách hàng, tự nhiên với môi trường.
Chiến lược quảng cáo của Vinamilk nhân cách hóa hình ảnh những chú bò sữa mạnh khỏe vui nhộn, năng động. Hình ảnh quảng cáo mở ra khung cảnh cánh đồng cỏ xanh rì, rộng bát ngát, tràn đầy ánh nắng, gần gũi với thiên nhiên. Ý nghĩa của quảng cáo sữa Vinamilk mang đến cảm xúc có tác dụng gắn kết tình cảm của người tiêu dùng với thương hiệu.
Xem thêm: Chiến dịch quảng cáo Coca Cola với máy bán hàng tự động
Tour du lịch Bắc Ninh, Du lịch Bắc Ninh, Tour du lịch Đền Đô, Tour lễ hội Bà Chúa Kho, Tour Chùa Bút Tháp, Tour khởi hành từ Bắc Ninh
Tìm người là đến dãy i í ơ ơ la hự ối hự, ấy mấy cau đến dãy ớ ơ cau đến dãy hàng cau, đến ớ ơ ờ dãy í ơ ơ cũng có a hàng giầu ứ ư hự.
Chim khôn (i ì í i) đỗ ngọn (i ì í i) thầu (i ơ hự ha) dầu. Này người (í ơ ờ ớ ơ) vui (i ối hư) có (ì i i i) chốn ấy người (ơ) sầu (à) thì có (í i i) nơi (a) đã đành (ì ì) có chốn thời (i í) thôi (i i). Đa mang là mang chi nữa (i i ơ ớ ơ),
Chiều qua ra đứng, ta (à a) lý, lý như cổng làng. ta (à a) lý, lý như cổng làng (i). Còn bao tháng (i) đợi, ta (à a) lý, lý như năm chờ. ta (à a) lý, lý như năm chờ (ờ).
Ước gì trở lại ngày xưa, lúc tôi còn bé (ơ, hơ hớ) mẹ đưa đến (à) trường. Trăng khuyết (i) lại (í i) tròn. Đêm đêm, những đêm (i) đêm, trăng khuyết (í i) lại (i) tròn. Tôi muốn (i) ước (í i) gì, năm nay tôi mới mười lăm, cho mẹ tôi trở lại tuổi xuân không già.
Bâng khuâng trong gió Ai bâng khuâng ai đứng trông. Gió lạnh gió lạnh chiều Hội Lim. Ai bâng khuâng mãi tìm trong chiều Hội Lim.
Người về để con nhện (i ơ) nó mấy giăng hư mùng là giăng ứ hự ư mùng. Đêm năm canh a lính tình tang là tôi luống chịu (ớ ơ) đôi ba người ơi - hự là hội hừ. Đêm năm canh (a) lính tình tang là tôi luống chịu (í ơ), (ơ) lạnh (à) lùng cả năm Quan họ trở ra về.
Trên rừng ba mươi sáu, ấy mấy chim tôi mà thứ chim. Thứ chim là chim chèo bẻo, thứ chim là chim chích choè. Trông về nơi (í i) Quan họ, có người trồng tre - dầy còn như (í i).
Cây (í) trúc xinh (i), tang tình là cây trúc mọc, cây trúc mọc bên bờ ao. Anh Hai xinh (i) tang tình anh Hai đứng (í), đứng (ớ) đứng nơi nào, qua lới (í) như cũng xinh i, đứng (ớ) đứng nơi nào, qua lới (í) như cũng xinh.
Ba quan (i) một chiếc là chiếc thuyền nan (i). Có về là về với hội có gái ngoan gái ngoan tầm chồng. Ô mấy dẫu tình rằng: Anh cả, anh hai nay đấy ơi. Ăn một miếng trầu gặp đây ăn một miếng trầu. Không ăn cầm lấy (í). Không ăn cầm lấy (i). Cho nhau bằng lòng.
Lóng lánh (í) là lóng (ới à) lánh ơi (í i), mắt (í i i) người, là người lóng (ì) lánh (í ơ ơ), cũng rằng như sao, là sao (í i) trên trời, là chứ em có (a) nhớ người lắm (i ì) lắm (i), phú lý tình là đôi người ơi, là chứ em có (a) say người lắm (i) lắm (i) phú lý tình là đôi người ơi.
Ai mang là mang con sáo, a la túng phải tính, a la lính tình tinh, ô lình tình tang (ì í i). Sáo sang - sáo sang sông, tình bằng ai mang con sáo sang sông (í i ì i, í i i ì), tình bằng ai mang con sáo sang sông (í i i ì).
Ngồi rằng là ngồi tựa (í ơ). Có... mấy song (ới ơ ớ ơ) đào. Là ngồi tựa có (a) song đào. Ấy mấy đêm là đêm (í) hôm qua.
Vào chùa, chùa gõ cửa (í ơ ớ ơ). Cửa chùa ra (á) ra em vào. Đôi người đàn, đôi em lý. Lý em hát, bớ song tính. Bớ lính tình tinh, tinh (a) sòng tình. Tình tình hỡi, lính tinh ơi. (ơ ờ) chùa là em đi vào chùa.
Trăm (i) khúc (ớ) sông, đổ dồn về một (ơ) bến (i), anh chẳng (ớ) yêu nàng, anh chẳng (ớ) yêu nàng, anh đến mà chi (ơ), đây hỡi nàng nàng ơi, hỡi nàng nàng ơi, anh chẳng (ớ) yêu nàng, anh đến mà chi (ớ) đây.
Về là có ai xuôi hự về, cho tôi nhắn i í i, cho tôi nhủ à bên nay a nhời về. Nhắn cùng ì là cùng chị Hai xuống i í i, này cũng có a xuống thuyền, là xuống thuyền xuôi í đông, là tôi có quản bao nhọc nhằn.
Ngày hội năm xưa Em tiễn anh tới một con đò Em gửi miếng trầu thương nhớ Để mùa sau anh nhớ lại sang Trầu em têm mang bao tình nghĩa Thắm đỏ thắm qua những mùa đông Để mùa xuân tươi đẹp nắng hồng Trầu quan họ em lại chờ ai.
Ngọc Điện chốn Kim Môn, cô ra vào Ngọc Điện chốn Kim Môn. Sinh thay một thú Cô Đôi Ngàn, bầu trời cảnh phật (í i i ì í i).
Thuyền mở (í ơ ờ) bên nay (a) lái chèo là duyên anh Hai ơi tình em lính tính (ơ ơ ớ ơ) tang tình. Bắt i lái (í ơ ơ) ra nay (a) chèo ra. Nhịp hai (a) lính tình tang em đi tìm bạn (la hư răng ới ơi hư ơ ờ) tình bằng là nỗi này. Nhịp ba chị ba đi tìm chồng (là hư hư hội hừ là hư hứ hội hừ).
Đào Liễu có một (í i) mình. Em đi đâu hỡi cô nàng ơi? Đào Liễu có một (í i) mình. Ấy kìa hai vai, đang còn gánh nặng, mà để nhật trình, nhật trình đường xa, dẫu mà tấm áo, tấm áo sòng (ì i) em. (i ì i - i í i i).
Buôn bấc (í ơ) cũng có (a) buôn dầu. Buôn nhiễu (í ơ) cũng có (a) đội đầu. Buôn nhẫn (ố) là lồng tay, chứ em sầu về kìa còn như. Nay có thương nên phải đi tìm, mai có nhớ người lại sang chơi, (i í a) là sầu về.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
“Ăn một miếng trầu gặp đây ăn một miếng trầu
Không ăn cầm lấy không ăn cầm lấy
Cho nhau bằng lòng trầu này trầu tính trầu tình.
Môi mình môi ta miếng trầu là miếng trầu vàng”
Chắc hẳn đâu đó trong ký ức, các bạn đã từng được nghe những giai điệu bắt tai của các liền anh, liền chị xứ Kinh Bắc giao lưu với nhau, mời nhau miếng trầu hay chén nước để thể hiện lòng hiếu khách của mình.
Ảnh chụp tại cửa chính nhà hát quan họ Bắc Ninh
Nhắc tới xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh, sẽ thật là thiếu sót nếu không nhắc tới di sản văn hóa phi vật thể “Dân ca quan họ Bắc Ninh”. Dân ca quan họ Bắc Ninh có lịch sử hình thành từ khá lâu đời, do cộng đồng người Việt (Kinh) ở các làng quan họ và một số làng lân cận sáng tạo ra.
Khác với những hình thức hát dân ca khác, thuở đầu những câu hát quan họ chỉ là những câu hát giao lưu dân dã trong đời sống sinh hoạt làng xóm của người dân xứ Kinh Bắc. Đó là những lời ca đối để giao tiếp cư xử khi ăn nói, lúc đứng ngồi, mời mọc, đưa tiễn, … dần dần những câu gieo duyên ấy trở thành một văn hóa đáng tự hào của người dân bản địa.
Dân ca quan họ Bắc Ninh là những câu hát đối đáp giữa các liền anh, liền chị. Họ thường hát quan họ vào đầu mùa xuân và mùa thu khi có lễ hội hoặc khi có bạn bè tới chơi để thể hiện lòng thân thiện của mình. Những liền anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the và những liền chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bảy, đầu đội nón thúng quai thao, cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm, cách hát theo lối truyền thống không cần nhạc đệm mà vẫn đầy chất nhạc, thể hiện nét văn hóa tinh tế của người quan họ.
Buổi biểu diễn của các liền anh, liền chị tại nhà hát quan họ Bắc Ninh
Giai điệu dân ca quan họ vô cùng đa dạng khi có tới hơn 500 bài ca và 213 làn điệu được thể hiện bằng nghệ thuật ca hát đặc sắc và độc đáo. Tiếng hát quan họ đặc sắc vì có sự kết hợp của âm nhạc, thơ ca và cả giọng hát của người nghệ sĩ quan họ. Lời một bài ca có hai phần: lời chính và lời phụ. Lời chính là phần cốt lõi, phản ánh nội dung của bài ca; lời phụ gồm tất cả những tiếng nằm ngoài lời ca chính, là tiếng đệm, tiếng đưa hơi như i hi, ư hư, a ha, … Nghệ thuật hát quan họ đòi hỏi người nghệ sĩ phải sử dụng những tiếng phụ và lời phụ bên cạnh lời hát chính để khiến lời hát chính thêm mượt mà và tăng cường tính nhạc của bài ca, khiến giai điệu trở nên sinh động hơn.
Phần lời bài dân ca quan họ thường là những câu thơ, câu ca dao được trau chuốt và sử dụng những từ ngữ trong sáng, mẫu mực. Nội dung các bài ca thường thể hiện những trạng thái tình cảm của con người như nhớ nhung, buồn bã khi chia xa; sự vui mừng khi gặp lại của những cặp đôi yêu nhau; …
Đoàn Hà Nội có cơ hội tham gia trải nghiệm hát quan họ cùng với các nghệ nhân của CLB Dân ca quan họ đền Đô. Lời bài hát Khách đến chơi nhà, được các liền chị ca vang khiến đoàn Hà Nội cảm thấy rung động khi nghe giai điệu dân ca quan họ cổ.
Dưới đây là Lời bài hát: Khách đến chơi nhà (Quan họ lời cổ):
“Khách đến í đến chơi hự nhà là chơi hự ư nhà i ì/Đốt than ớ ơ dậu mà quạt nước mấy pha trà/ mời người xơi là chén có a trà này/Quý vậy ơ quý vậy đôi người ơi/Mỗi người là người xơi mỗi chén ấy/cho em í ơ vui lòng là em í i muốn cho/Sông cạn í ơ sông cạn í ơ đất liền/Để em ớ ơ dậu mà đi lại ấy mấy kẻo phiền là đò giang là em í vào chùa/Thấy chứ í ơ thấy chữ Linh À Nhang/Gần chùa là chùa chả bén mấy duyên hương í ơ chút nào là sáng có à giăng xuông, sáng í cả ơ sáng í cả ơ vườn đào/Ba bốn người là người ngồi đấy mấy người nào là còn không là có ới à nên chăng/Xe sợi í ơ xe sợi í ơ chỉ hồng?”
Đoàn Hà Nội trải nghiệm hát quan họ cùng với các liền chị của CLB Dân ca quan họ đền Đô
Theo lời chia sẻ của các liền chị, “Người quan họ khi đến chơi nhà thì không thể bỏ qua được tục mời nước mời trầu”; “Về mời nước thì người xưa có câu nói: đôi tay nâng lấy cơi trầu - trà thơm thơm lừng cả mười ngón tay”; “Về mời trầu thì có câu: trầu xanh cau trắng chay hồng - vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên”. Có thể thấy được cái nét “duyên” trong từng câu hát của làn điệu dân ca quan họ, rất bình dị nhưng cũng không kém phần thắm thiết. Họ đặt vào trong những câu hát cái tình, cái tâm với mong muốn thể hiện sự thương mến lẫn nhau.
Bà Nguyễn Thị Xuân Lan - Trưởng CLB Dân ca quan họ đền Đô, Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, người truyền lửa cho các thế hệ trẻ có niềm đam mê với làn điệu dân ca quan họ (đoàn Hà Nội đã được tận tai nghe bà Lan hát quan họ vô cùng thắm thiết) chia sẻ: “Dân gian thì không biết thế nào là chuẩn. Chơi văn hóa quan họ, cái ứng xử mới là khó, hát phải có lao động. Trẻ là phải vui, tôi rất thích việc giới trẻ duy trì bản sắc. Làng quan họ nói một nửa ăn một nửa, khi ăn với bạn có thể ăn một lần, cũng có thể ăn nửa lần để cùng nhau nói chuyện, uống nước…”.
Đầu mâm đĩa muối, cuối mâm đĩa dưa xin mời cả nhà nâng bát, dựng đũa để cho quan họ được thừa tiếp. Trong lề lối giọng quan họ có giọng lề lối, khi gặp gỡ nhau thì hát giọng lề lối (mấy bài hát giọng lề lối thì cực khó) sau đó bắt đầu giọng văn, rồi đến giọng giã bạn (giọng cuối cùng).
Có nhiều cách dẫn vào bài hát quan họ, nhưng nếu muốn gửi vào đó những lời dẫn để người nghe chú ý lắng nghe, để được nghe cái bài đó thì Dẫn bài Còn Duyên - Sự có mặt của các vị khách quý đông vui như thế này, về với Bắc Ninh - Kinh Bắc chúng em mến khách vui mừng mà hát rằng có yêu nhau thì mới sang chơi cửa chơi nhà, trong dân ca quan họ Bắc Ninh ở bài hát Còn duyên thì có câu “Đừng thấy em lắm bạn mà ngờ, lắm bạn thì lắm em vẫn cứ chờ người ngoan”. Xin thưa quý vị, người xinh thì ai cũng thích vì người xinh thì tiếng nói cũng xinh, mà người giòn thì cái tỉnh tình tinh cũng giòn, tại sao trai gái Bắc Ninh chỉ hát về người ngoan? Vì người Bắc Ninh quan niệm người xinh mới chỉ là vẻ đẹp về hình thức bên ngoài, như bông hoa dễ tàn phai theo năm tháng, còn người ngoan là vẻ đẹp về phẩm chất đạo đức, về trí tuệ ở bên trong sẽ sống trọn vẹn với những kiếp người, lan tỏa trường tồn. Các cụ vẫn nói “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”; nếu một con người vừa có vẻ đẹp về hình thức, lại vừa có vẻ đẹp về phẩm chất đạo đức, trí tuệ thì đáng trân trọng đến nhường nào. Đó chính là nội dung của bài hát nổi tiếng trong lề lối giao duyên đối đáp của dân ca quan họ Bắc Ninh - bài hát Còn Duyên”.
Đoàn đã tiếp thu thêm được nhiều kiến thức không chỉ về những làn điệu dân ca quan họ mà còn được biết thêm về văn hóa giao lưu của người dân xứ Kinh Bắc. Bà Lan hoạt động văn nghệ từ năm 1986, cho tới nay cũng đã được 28 năm kinh nghiệm, bà không giữ những làn điệu ấy cho riêng mình, mà muốn truyền đạt lại cho những thế hệ sau, để tiếng hát quan họ sẽ được lưu truyền mãi mãi, theo Bà chia sẻ.
Hiện nay, nhiều làng ở Bắc Ninh vẫn duy trì được lối văn hóa gieo duyên quan họ với hàng trăm bài hát lời cổ đằm thắm, dân dã và mộc mạc khi mang trong mình nét đẹp thiêng liêng xứ Kinh Bắc.
Nét đẹp trong quan họ Bắc Ninh chính là sự hòa quyện giữa những giai điệu ngọt ngào của các liền anh, liền chị; giữa trang phục truyền thống độc đáo với cách ứng xử văn hóa khi gieo duyên. Những hình ảnh ấy đã dần trở nên quen thuộc với du khách trong nước và quốc tế, những hình ảnh gợi lại một ngôi làng yên ả vùng Bắc Bộ, những cô gái duyên dáng mặc mớ ba mớ bảy đội nón quai thao và những chàng trai áo the khăn xếp.
Là một nét văn hóa độc đáo của người dân Kinh Bắc, Quan họ Bắc Ninh được truyền từ đời này qua đời khác nhưng vẫn mang trong mình giá trị tinh thần nguyên vẹn không chỉ của tỉnh Bắc Ninh mà còn vang danh quốc tế. Năm 2009, dân ca quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể bởi những giá trị tinh thần mà loại hình nghệ thuật này đem lại.
Mặc dù cuộc sống ngày càng hiện đại hóa, nhưng những lời dân ca quan họ vẫn luôn tồn tại trong tiềm thức của người dân Bắc Ninh nói riêng và của người Việt nói chung. Sức sống bền bỉ của loại hình nghệ thuật này trong suốt khoảng thời gian dài tồn tại vẫn thu hút và tạo được ấn tượng tốt với du khách từ khắp mọi miền.
Nghệ sĩ hát quan họ cùng nhân vật trải nghiệm
Ngày 30/9/2009, dân ca quan họ Bắc Ninh chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đến nay sau 15 năm được ghi danh, di sản Dân ca Quan họ Bắc Ninh được bảo vệ toàn diện trước sự biến động của thời gian và không gian.
Không những thế, Quan họ còn mang một diện mạo mới, sức sống mới, hòa vào nhịp thở của thời đại, giữ vai trò thiết thực trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân.
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh, một loạt hoạt động kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sẽ được diễn ra trong suốt tháng 11/2024.
Vào ngày 12/11, tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh, thành phố Bắc Ninh diễn ra Chương trình gặp mặt các nghệ nhân, nghệ sỹ Dân ca Quan họ Bắc Ninh, gắn với kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Từ ngày 12-23/11, tại Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh đồng thời tổ chức buổi trưng bày “Nét đẹp Di sản văn hóa Bắc Ninh.”
Trước đó, một trong các hoạt động của chương trình kỷ niệm đã tổ chức từ ngày 11/9 là trưng bày chuyên đề “Dân ca Quan họ Bắc Ninh trường tồn và lan tỏa.” Chương trình trưng bày sẽ kết thúc vào ngày 30/11.
Ngoài ra, hoạt động trưng bày tư liệu “Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tinh hoa và bản sắc” được tổ chức tại Thư viện tỉnh Bắc Ninh bắt đầu từ ngày 13-30/11; liên hoan các làng Quan họ thực hành tỉnh Bắc Ninh năm 2024 tổ chức tại Nhà hát dân ca Quan họ Bắc Ninh vào ngày 15/11; chương trình giao lưu nghệ thuật-kết nối các di sản văn hóa tổ chức tại Hồ Nguyên Phi Ỷ Lan, thành phố Bắc Ninh vào tối ngày 21/11; Liên hoan du lịch, ẩm thực-làng nghề Bắc Ninh năm 2024 tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh từ ngày 14-18/11.
Đặc biệt, tối 23/11, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh tổ chức chương trình kỷ niệm 15 năm Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Trong 15 năm qua, bám sát chương trình hành động Việt Nam cam kết với UNESCO, tỉnh Bắc Ninh ban hành nhiều chính sách bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ.
Tỉnh ủy ban hành nghị quyết, chỉ thị lãnh đạo; Hội đồng Nhân dân ban hành nhiều nghị quyết làm căn cứ pháp lý quan trọng để triển khai đồng bộ, bài bản và khoa học. Cụ thể hóa chính sách, tỉnh triển khai chuỗi các chương trình hành động, đề án, dự án và đầu tư nguồn lực hàng trăm tỷ đồng cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Quan họ.
Từ công tác sưu tầm, nghiên cứu bảo tồn vốn cổ; tôn vinh, đãi ngộ nghệ nhân cho đến đầu tư phục dựng thiết chế Quan họ; mở rộng hoạt động truyền dạy và đa dạng hóa hình thức tuyên truyền quảng bá, thực hành giới thiệu di sản...
Trong 15 năm qua, tỉnh ban hành nhiều chính sách, chế độ đãi ngộ đối với các nghệ nhân Quan họ, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc biệt dành nhiều nguồn lực để giới thiệu, quảng bá loại hình nghệ thuật độc đáo này với công chúng quốc tế.
Lĩnh vực sưu tầm, chỉnh lý, bảo tồn và nghiên cứu khoa học được thực hiện bài bản như: ký âm hàng trăm làn điệu cổ; tái bản và xuất bản nhiều đầu sách về văn hóa Quan họ; hoàn thiện phim tư liệu về các hình thức diễn xướng Quan họ truyền thống; hàng chục công trình nghiên cứu chuyên sâu về Quan họ ra đời; phát hành hàng chục nghìn bản đĩa DVD chương trình “Về miền Quan họ”…
Về mặt tuyên truyền quảng bá, Bắc Ninh đã và đang làm rất tốt thông qua việc tổ chức liên tiếp các chương trình nghệ thuật “Về miền Quan họ,” các Festival Bắc Ninh, chương trình giao lưu, giới thiệu, quảng bá di sản trong và ngoài nước... Quan họ được quảng bá với một thời lượng lớn trên phương tiện thông tin đại chúng, với nhiều kênh, tài liệu sách vở.
Công tác truyền dạy Quan họ cũng được triển khai bài bản, đa dạng mô hình như nghệ nhân truyền dạy trực tiếp tại nhà, tại cộng đồng; thành lập các câu lạc bộ Quan họ ở nhiều lứa tuổi; mở lớp tập huấn, khóa học ngắn hạn cho những người yêu Quan họ; dạy hát Quan họ trên truyền hình; đào tạo diễn viên Quan họ trong trường nghệ thuật chuyên nghiệp.
Đặc biệt, từ năm học 2011-2012, Bắc Ninh đã hoàn thành biên soạn tài liệu và đưa dân ca Quan họ vào giảng dạy ở cả 4 bậc học: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Hệ thống thiết chế phục vụ sinh hoạt văn hóa Quan họ cũng được tỉnh quan tâm đầu tư đồng bộ, tiêu biểu như Công trình Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh có tổng mức đầu tư gần 250 tỷ đồng; đưa vào sử dụng 11 Nhà chứa Quan họ với trị giá từ 8-10 tỷ đồng/thiết chế; xây dựng 6 chòi hát Quan họ trên đồi Lim.
Bắc Ninh cũng là tỉnh đầu tiên và hiện là duy nhất trong cả nước có chế độ trợ cấp hằng tháng cho nghệ nhân Dân ca Quan họ. Ngoài ra, hằng năm tỉnh hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với làng Quan họ gốc, làng Quan họ thực hành, các câu lạc bộ Quan họ tiêu biểu trong và ngoài tỉnh.
Sự ra đời của Câu lạc bộ Quan họ Măng non đã chứng tỏ một mô hình hiệu quả, góp phần nuôi dưỡng tình yêu Quan họ trong thế hệ trẻ và bảo tồn sức sống mãnh liệt của di sản văn hóa xứ Kinh Bắc.
Trong kho tàng văn hóa dân gian việt Nam, Dân ca Quan họ Bắc Ninh là một trong loại hình dân ca tiêu biểu nhất, phát triển đạt tới trình độ cao, hoàn chỉnh cả về phương diện âm nhạc, lời ca và hình thức trình diễn.
Âm nhạc của Dân ca Quan họ giàu làn điệu, mỗi làn điệu đều đạt tới trình độ ca khúc hoàn chỉnh và có phong cách riêng. Ngôn ngữ, ca từ của Dân ca Quan họ mang tính độc đáo, tạo nên nét văn hóa riêng có của quê hương Quan họ, chứa đựng đủ đầy nét sinh hoạt với những tín ngưỡng, phong tục của vùng quê Bắc Ninh-Kinh Bắc.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh được hình thành khá lâu đời, do cộng đồng người dân ở 49 làng quan họ và một số làng lân cận thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang hiện nay của Việt Nam sáng tạo ra.
Hiện nay vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng về thời điểm ra đời của Dân ca quan họ trong lịch sử. Đối chiếu lời của các bài quan họ trong sự phát triển của Tiếng Việt, có thể nghĩ rằng Dân ca quan họ phát triển đến đỉnh cao vào giữa thế kỷ 18.
Dân ca quan họ là hát đối đáp nam, nữ. Họ hát quan họ vào mùa xuân,mùa thu khi có lễ hội hay khi có bạn bè. Một cặp nữ của làng này hát với một cặp nam của làng kia với một bài hát cùng giai điệu, khác về ca từ và đối giọng.
Cặp hát phân công người hát dẫn, người hát luồn nhưng giọng hát của hai người phải hợp thành một giọng. Họ hát những bài ca mà lời là thơ,ca dao có từ ngữ trong sáng, mẫu mực thể hiện tình yêu lứa đôi, không có nhạc đệm kèm theo.
Có 4 kỹ thuật hát đặc trưng : Vang, rền, nền, nảy. Hát quan họ có 3 hình thức chính là Hát canh, hát thi lấy giải và hát hội. Hát quan họ gắn liền với tục kết chạ, tục kết bạn giữa các bọn quan họ, tục “ngủ bọn.”
Mặc dù các phong tục này không được thực hành nhiều như trước đây, cộng đồng cư dân các làng quan họ vẫn bảo tồn và truyền dạy nghệ thuật dân ca quan họ này.
Mỗi làng quan họ đều có lễ hội riêng. Quan họ tồn tại song hành cùng lễ hội làng, nơi mà người dân thờ thành hoàng, nữ thần, một đôi trường hợp là tín ngưỡng phồn thực.
Trong số các lễ hội làng quan họ, hội Lim (thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) mở vào 13 tháng giêng âm lịch, là hội lớn nhất.
Dân ca quan họ có 213 giọng khác nhau, với hơn 400 bài ca. Lời một bài ca có hai phần: lời chính và lời phụ. Lời chính là phần cốt lõi, phản ánh nội dung của bài ca, lời phụ gồm tất cả những tiếng nằm ngoài lời ca chính, là tiếng đệm, tiếng đưa hơi như i hi, ư hư, a ha...
Dân ca quan họ chủ yếu là nghệ thuật phổ lời ca dao và thơ. Nghệ thuật này đòi hỏi phải sử dụng những tiếng phụ, lời phụ bên cạnh những tiếng chính, lời chính nhằm làm cho tiếng hát trôi chảy, bổ sung ý nghĩa cho lời ca chính, làm cho lời ca them phong phú, linh hoạt, tăng cường tính nhạc của bài ca, phát triển giai điệu, làm cho âm nhạc của bài ca trở nên sinh động, bố cục trở nên hợp lý.
Nói đến quan họ Bắc Ninh là nói đến ẩm thực quan họ. Miếng trầu/giầu của người quan họ có hai loại: giầu têm cánh phượng và giầu têm cánh quế. Cơm quan họ dùng mâm đan, bát đàn, các món ăn trong bữa cơm phụ thuộc vào tập quán của từng làng, nhưng phải có một đĩa thịt gà, hai đĩa giò lụa, thịt lợn nạc, đặc biệt không dung thức ăn nhiều mỡ để tránh hỏng giọng.
Trong trang phục quan họ có sự phân biệt: trang phục của người nữ quan họ gồm nón ba tầm hoặc nón thúng quai thao, khăn vấn tóc (khăn vấn và khăn mỏ quạ), yếm, áo, váy, thắt lưng; trang phục của người nam quan họ gồm khăn xếp, ô lục soạn, áo gồm hai loại: áo cánh bên trong và áo dai 5 thân bên ngoài, quần, dép. Chiếc ô của liền anh, cái nón của liền chị quan họ là biểu tượng chứa đựng tín ngưỡng cổ xưa của người Việt về thế giới tự nhiên: thờ linga, yoni./.