Mục đích của việc dùng tay là để làm sạch dược liệu, loại bỏ các tạp chất.
Mục đích của việc dùng tay là để làm sạch dược liệu, loại bỏ các tạp chất.
Mục đích để làm sạch dược liệu, một số loại khi ngâm nước còn có tác dụng làm mềm, tạo điều kiện cho các bước sơ chế tiếp theo như thái, bào, làm giảm độc tính của dược liệu hoặc thay đổi tính năng của dược liệu.
Thường dùng nước để ngâm dược liệu, có thể sử dụng nước thường hoặc nước vo gạo. Khi ngâm thì đổ ngập mặt dược liệu.
Tùy từng loại mà sẽ có thời gian ngâm khác nhau.
Đối với những loại dược liệu phải ngâm lâu thì cần tiến hành thay nước trong quá trình ngâm.
Thường sử dụng nước lã, chỉ cần ngâm có dược liệu vừa đủ ẩm để dễ thái hoặc bào
Không nên ngâm lâu vì có thể làm mất đi tính chất của dược liệu
Làm ướt dược liệu, sử dụng bao tải hoặc vải đậy kín khoảng vài giờ sau đó đem ra thái miếng hoặc bào
Sử dụng rượu, muối, gừng, giấm trộn cùng với dược liệu cho đủ ướt
Mục đích: Làm thay đổi tính chất vốn có của dược liệu
Lưu ý: Trước khi tẩm thì dược liệu cần được thái miếng hoặc sấy qua cho khô.
Thời gian tẩm thường kéo dài vài giờ cho đến khoảng 8 đến 10 giờ
Sau khi tẩm đem dược liệu sao cho khô hoặc sao vàng
Sử dụng rượu trắng, độ rượu khoảng 35 đến 40 độ
Sau khi tẩm để khoảng 30 phút đến 1 tiếng sau đó đem sao
Khi sao nên để lửa nhỏ, thời gian sao thường lâu để rượu ngấm được vào thuốc
Khi thấy có hơi rượu chớm bốc mùi thơm là được
Tẩm rượu để làm giảm tính lạnh, dẫn thuốc lên khu vực phía trên của cơ thể. Tẩm rượu còn để một số thành phần trong thuốc dễ tan vào rượu để làm thuốc sắc
Gừng tươi sau khi rửa sạch, đem giã dập, sau đó thêm nước vào và vắt lấy nước gừng để tẩm
Sau khoảng 1 giờ thì đem đi sao với lửa nhỏ, sao đến khi thuốc có màu vàng hoặc mùi thơm là được
Đối với những loại thuốc dễ bị cháy đen thì nên để một lớp giấy lên mặt chảo và sao
Mục đích của tẩm gừng sao là làm giảm tính lạnh của dược liệu, làm ấm tỳ và tốt cho tiêu hóa
Sử dụng muối ăn và nước sôi theo tỷ lệ 1:5, hòa tan muối vào nước và tiến hành ljc
Sử dụng nước muối tẩm đều vào dược liệu, để 1-2 giờ sau đó đem sao
Khi sao sử dụng lửa nhỏ, thời gian sao châm đến khi dược liệu vàng là được
Một số dược liệu thường sao tẩm muối như Đỗ Trọng, Ích Trí Nhân, hoàng bá, Trạch Tả, phá cố chỉ
Mục đích của tẩm muối sao để thuốc đi vào thận
Thường sử dụng giấm thanh, nuôi bằng chuối hoặc bún
Giấm thanh có mùi chua, thơm, vị hơi ngọt
Không nên dùng giấm quá chua hoặc quá nhạt thì sẽ làm giảm tác dụng
Ưu tiên sử dụng giấm có độ chua vừa phải, acid acetic nồng độ 5%
Dược liệu thường dùng để sao tẩm giấm là Hương Phụ, miết giáp
Mục đích của sao tẩm giấm là giúp thuốc đi vào gan, tăng tác dụng điều trị, làm giảm tác dụng kích thích của một số vị thuốc
Đồng tiện là nước tiểu của bé trai dưới 5 tuổi có sức khỏe tốt, không bị bệnh tật
Đồng tiện chỉ lấy phần nước tiểu giữa, không lấy nước tiểu đầu, không lấy nước tiểu cuối
Sau khi tẩm xong thì tiến hành đem sao vàng
Mục đích của tẩm đồng tiện sao là giúp thuốc đi vào huyết và giáng hỏa
Sử dụng nước gạo đặc, mới được vo
Tẩm qua đêm cho thấm, sấy khô và sao vàng cạnh
Mục đích: Giảm bớt tính ráo của dược liệu có chứa tinh dầu như thương truật
Trước đây, thường sử dụng sữa người. Tuy nhiên, nay chuyển sang sữa bò (thường pha loãng cùng nước)
Thường sử dụng mật mía, tuy nhiên để tốt hơn thì các thầy thuốc có thể dùng mật ong
Mật có độ đậm đặc vừa phải, nên pha cùng nước
Sao trên lửa nhỏ, khuấy đều tay
Sao cho đến khi vàng cạnh, cầm vào không dính tay là được
Sử dụng đất vách lâu ngày, đất lòng bếp hoặc đất sét, thêm nước đun sôi khuấy đều
Để lắng, gạn lấy nước giữa, bỏ cặn
Tẩm dược liệu với nước theo tỷ lệ 1000g dược liệu với 400ml nước, để khoảng 2-3 giờ và tiến hành sao vàng hoặc phơi
Tẩm nước đậu đen, nước cam thảo
Nấu 100g đậu đen với 1 lít nước
Cam Thảo đem tán bột, ngâm với nước để qua 1 ngày 1 đêm
Tác dụng: Giải độc, giúp thuốc êm dịu
Có nhiều thủ thuật trong quy trình bào chế dược liệu nhưng thường có 4 loại chính bao gồm:
Mục đích: Làm khô để bảo quản dược liệu, làm thay đổi tính chất của dược liệu hoặc làm tăng tác dụng của dược liệu đem làm thuốc.
Sao là công đoạn thường xuyên thực hiện trong quá trình bào chế dược liệu. Các dụng cụ thường dùng như: Chảo, dụng cụ để đảo thuốc, đũa, chổi
Trước khi tiến hành sao, dược liệu cần được chọn lọc, phân loại nhằm mục đích giúp cho thuốc được sao vàng đều, hạn chế tình trạng bị cháy hoặc sao chưa tới
Khi sao cần để ý đến thời gian sao, màu sắc của thuốc đã vàng hay chưa, lửa to hay bé, khói thuốc trong quá trình sao
Có 2 phương pháp sao là sao không thêm chất (sao vàng, sao vàng hạ thổ, sao vàng xém cạnh, sao tồn tính, sao cháy) và sao thêm chất (sao cát, sao hoạt thạch, văn cáp)
Sao cho đến khi dược liệu có màu vàng bên ngoài nhưng bên trong vẫn giữ được màu nguyên bản
Mục đích của sao vàng là cho dược liệu có mùi thơm, giúp thuốc giảm bớt tính lạnh
Một số dược liệu trước khi sao cần thêm nước cho ẩm như đậu đen, ý dĩ,...Phương pháp này giúp nhiệt vào bên trong dược liệu nhưng không làm cháy cạnh
Quét sạch vỏ lá, vỏ cây trên mặt đất (có người đào hố)
Lót một miếng vải mỏng hoặc miếng giấy để giữ cho thuốc không bị bẩn
Sau khi sao xong thì úp xuống đất, để nguội
Mục đích để cho thuốc dễ bảo quản, có mùi thơm, giảm cảm giác buồn nôn khi uống, giảm bớt tính lạnh của thuốc. Hạ thổ nhằm hút bớt phần dương của thuốc
Một số dược liệu thường được sao vàng hạ thổ như Muồng Trâu, Gối hạc, rễ Cỏ xước,...
Sử dụng cho các vị thuốc có tính chua chát hoặc quá tanh như Huyết Giác, Thăng Ma,...nhằm mục đích giúp mùi vị của thuốc dễ chịu hơn nhưng lại không làm thay đổi hoạt tính của dược liệu
Khi sao dùng lửa to, chảo thật nóng mới tiến hành cho dược liệu vào sao không cần đảo nhanh, khi thấy dược liệu xém cạnh nhưng bên trong vẫn nguyên màu là được
Tăng tác dụng tiêu thực hoặc làm thay đổi tính chất
Các dược liệu thường dùng phương pháp này như Hắc Kinh Giới, Hương phụ,...
Để lửa già, chảo nóng, sao cho đến khi bên ngoài thuốc cháy đen, bên trong vẫn giữ được màu cũ
Giúp thuốc có tác dụng chỉ huyết
Lửa già, chảo nóng, đảo đến khi dược liệu cháy đen, úp vung lại và để nguội
Tuy nhiên, sao cháy lại không sao để thuốc thành tro mà chỉ sao cho cháy đến khoảng 7/10
Sao tồn tính thì thuốc thường cháy hơn
Lưu ý: Không sao nhiều một lúc, sao thuốc có kích thước lớn trước, bình tĩnh khi sao, không châm lửa cho cháy, không phun nước khi không cần, chuẩn bị vung sẵn để đậy kín
Chọn các loại cát có kích thước nhỏ, mịn, đã sạch
Cho cát vào chảo để rang trước cho đến khi cát nóng già, sau đó cho thuốc vào đảo đều tay
Sau khi sao xong thì đổ vào sàng để sàng
Thường sử dụng khi sao những chất có dầu, chất dẻo hoặc nhựa nhằm mục đích để chúng không bị dính vào nhau hoặc làm giảm bớt mùi tanh, sau khi sao dễ tán hơn
Các dược liệu thường áp dụng phương pháp này là A giao, Lông nhím,...
Một số phương pháp dùng lửa khác như:
Đúng như tên gọi của mình, phương pháp này sử dụng cả nước và lửa để chế biến dược liệu nhằm mục đích thay đổi tính chất của dược liệu sao cho phù hợp với công dụng phòng và trị bệnh.
Đun cách thủy thuốc nhằm làm chín thuốc, tạo điều kiện cho công đoạn tiếp theo như bào mỏng, chế thuốc tễ
Khi chưng với rượu, thuốc có vị ngọt và thơm hơn, giảm mùi tanh, đắng, giảm khí lạnh, tăng khả năng hấp thu, tạo điều kiện bảo quản thuốc
Dược liệu đem ngâm cho mềm nhưng khi ngâm lâu lại làm mất đi tác dụng của thuốc do đó, thường đồ để dược liệu mềm, dễ bào hơn
Sử dụng chõ để đồ, dược liệu to xếp xuống dưới, dược liệu bé cho lên trên
Thời gian đồ cần tính toán cho phù hợp, tránh làm nát dược liệu
Dùng chất loãng như nước hoặc dầu để nấu, làm mềm dược liệu, giảm tính kích thích
Bào chế dược liệu là một chuỗi các công đoạn khác nhau, mỗi phương pháp có những mục đích riêng nhằm thay đổi tính chất của dược liệu để đáp ứng được yêu cầu trong phòng và trị bệnh.
Tác giả Nguyễn Nhược Kim và cộng sự (Xuất bản năm 2005). Đại cương về bào chế Đông dược, trang 13-25. Bào chế Đông dược. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2024.