: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-299189-af9cc.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in
: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-299189-af9cc.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in
Liên quan đến kiến thức điện năng công suất điện có các định nghĩa dưới đây:
Lượng điện năng mà một đoạn mạch tiêu thụ khi có dòng điện chạy qua để chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác được đo bằng công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển có hướng các điện tích.
Công thức tính công của lực điện:
Các em cần lưu ý các đơn vị tính cần phải tương ứng với nhau.
Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education
Qua bài viết này, chắc chắn các em đã có thể tự mình trả lời được câu hỏi sóng cơ và sự truyền sóng cơ là gì rồi phải không? Mong rằng những thông tin này sẽ giúp các em nắm chắc hơn bài học trên lớp.
Hãy liên hệ ngay với Marathon để được tư vấn nếu các em có nhu cầu học online trực tuyến nâng cao kiến thức nhé! Marathon Education chúc các em được điểm cao trong các bài kiểm tra và kỳ thi sắp tới!
: mysqli_query(): (HY000/1): Can't create/write to file '/tmp/#sql-temptable-b851-299494-4f250.MAI' (Errcode: 28 "No space left on device") in
Trong chương trình Vật lý lớp 11, điện năng – công suất điện là phần kiến thức đặc biệt quan trọng, xuất hiện nhiều trong các bài kiểm tra, bài thi cuối cấp. Do đó, việc nắm vững các định nghĩa, công thức tính điện năng – công suất điện là là vô cùng cần thiết nếu các em muốn đạt điểm cao trong các kỳ thi. Dưới đây là các định nghĩa, công thức tính và ví dụ minh hoạ Team Marathon Education đã tổng hợp để giúp các em học và ôn luyện nhanh, hiệu quả nhất. Theo dõi ngay!
Định luật Jun Len-xơ phát biểu như sau: Nhiệt lượng toả ra trên 1 vật dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với 3 yếu tố là điện trở của vật dẫn, bình phương dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó.
Trên phương trình truyền sóng lệch pha góc Δφ (rad), khoảng cách giữa hai điểm là:
Công suất toả nhiệt ở vật dẫn (P) khi có dòng điện chạy qua đặc trưng cho tốc độ toả nhiệt của vật dẫn đó. Công suất này được xác định bằng nhiệt lượng toả ra ở vật dẫn trong một đơn vị thời gian.
Công thức tính công suất tỏa nhiệt của vật dẫn:
Để có cái nhìn toàn diện hơn về các kiến thức liên quan đến điện năng công suất điện, các em có thể theo dõi các ví dụ minh hoạ dưới đây:
Tính điện năng tiêu thụ và công suất điện khi có dòng điện cường độ 1A chạy qua dây dẫn trong 1 giờ, biết hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây là U = 6V.
Điện năng tiêu thụ: A = UIt = 6.1.3600 = 21600 J = 21,6 kJ = 0,006 KWh
Một nguồn điện có suất điện động là 12V. Khi mắc nguồn điện này với 1 bóng đèn để trở thành mạch điện kín thì nó cung cấp 1 dòng điện có cường độ là 0,8A. Tính công của nguồn điện sinh ra trong thời gian là 15 phút và công suất của nguồn điện khi đó.
Công của nguồn điện là: Ang = EIt = 12.0,8.15.60 = 8640 J = 8,74 kJ
Công suất của nguồn điện khi đó là: Png = 12.0,8 = 9,6 W
Tham khảo ngay các khoá học online của Marathon Education
Trên đây là các kiến thức liên quan đến điện năng – công suất điện, công thức tính và bài tập về điện năng. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp các em nâng cao hiệu quả học tập đáng kể, tăng khả năng ứng dụng và giải bài tập nhanh hơn. Đừng quên đăng ký khoá học online livestream của Marathon Education ngay hôm nay để học online trực tuyến nâng cao kết quả học tập!
*THAM KHẢO HỆ THỐNG LỌC SÓNG HÀI TÍCH CỰC ADF ĐÃ ĐƯỢC POWERMORE LẮP ĐẶT TẠI GA CÁP TREO 2, 3 VÀ 6 TẠI BÀ NÀ HILLS.
Sóng hài là một loại sóng nhiễu không mong muốn và tác động xấu đến hệ thống điện. Các dạng sóng điện áp sin được tạo ra tại các nhà máy điện, trạm điện lớn thường thì rất tốt. Nhưng càng di chuyển về phía phụ tải, đặc biệt là các phụ tải phi tuyến thì các dạng sóng càng bị méo, khi đó dạng sóng không còn là sóng sin mà chuyển thànhsóng hài. Sóng hài có thể coi như là tổng của các dạng sóng sin mà tần số của nó là bội số nguyên của tần số cơ bản.
Với độ chính xác cao, và tiết kiệm điện đáng kể, biến tần đã trở thành thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống điểu khiển động cơ; hệ thống đốt nóng, thông gió, và điều hòa nhiệt độ, hay còn gọi là HVAC. Biến tần đã và đang được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp đòi hỏi độ chính xác cao.
Các hệ thống HVAC thương mại thường rất khác so với các hệ thống điều khiển chính xác cao trong công nghiệp. Hầu hết các hệ thống HVAC dùng chung nguồn điện với các thiết bị điện tử nhạy cảm khác như máy tính, hệ thống mạng viễn thông, chiếu sáng, … Ở những nơi như sân bay, bệnh viện hay các viện trung tâm nghiên cứu thì số lượng thiết bị nhạy cảm khá nhiều và sóng hài trở nên mối nguy hại đặc biệt vì nó có thể làm hư hỏng và giảm tuổi thọ những thiết bị đó.
Chúng ta sẽ đi sâu hơn về nguyên nhân và tác hại của sóng hài, cũng như một số phương pháp giải quyết sóng hài và đối phó với loại nhiễu loạn khó chịu này.
Hầu như tất cả các biến tần hiện có trên thị trường đều hoạt động dựa trên nguyên lý cầu chỉnh lưu để chuyển đổi điện áp xoay chiều AC thành điện áp một chiều DC. Sau đó, điện áp DC này sẽ được một bộ nghịch lưu inverter chuyển đổi ngược trở lại điện áp AC với độ lớn và tần số đã định trước để điều khiển chính xác tốc độ của động cơ.
Các biến tần hiện đại sử dụng cầu diode để chuyển đổi điện áp AC sang DC, người ta lắp thêm tụ DC phía sau cầu diode để làm phẳng điện áp DC.
Mạch chỉnh lưu diode và nghịch lưu inverter mang lại hiệu suất cao cho biến tần, nhưng lại gây ra nhiều sóng hài trên dòng điện ở phía nguồn AC. Sóng hài xuất hiện là do dòng điện không thể chạy qua chỉnh lưu và đi vào biến tần khi điện áp AC đầu vào bé hơn điện áp một chiều DC trên tụ. Điều này chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn trên mỗi pha nhưng đủ làm biến dạng hoàn toàn dòng AC đầu vào khiến nó không còn là hình sin chuẩn nữa. Hơn nữa, do bị chặn bởi chênh lệch điện áp AC và DC ở đầu vào, dòng điện phải có biên độ đỉnh cao hơn để truyền đủ năng lượng cho động cơ trong một chu kỳ lưới.
Có thể dòng điện không còn mang hình Sin nữa mà trở thành 4 xung dòng biên độ cao (2 xung cho mỗi bán kỳ) và độ méo hài THD của dòng điện kiểu này là rất cao.
Sóng hài trên dòng điện sẽ kéo theo sóng hài trên điện áp, độ méo sóng hài áp phụ thuộc nhiều vào trở kháng của hệ thống phân phối điện và số lượng tải phi tuyến (máy tính, máy fax, máy photocopy, đèn chiếu dùng inverter, …) trong hệ thống đó. Để so sánh hài dòng và hài áp cần có các phân tích phổ và biên độ chi tiết.
Trong phân tích sóng hài, mọi dạng sóng đều có thể được biểu diễn dưới dạng tổng của nhiều sóng hình sin có biên độ và tần số khác nhau. Tập hợp các sóng hình sin nói trên bao gồm 1 sóng sin cơ bản (tần số 50 Hz đối với lưới điện Việt Nam) và các sóng hình sin là bội của sóng sin cơ bản, gọi là sóng hài.
Tổng độ méo hài, hay THD (Total Harmonic Distortion) là đại lượng thể hiện mức độ biến dạng của dòng điện hay điện áp, được tính bằng công thức sau:
Bởi vì sóng hài có thể ảnh hưởng đến các thiết bị khác trong hệ thống điện, nhiều tiêu chuẩn đã được đưa ra để đánh giá mức độ nghiêm trọng của sóng hài. Một trong các tiêu chuẩn này là chuẩn IEEE 519 của Viện Kĩ Thuật Điện – Điện Tử, Hoa Kì. Chuẩn IEEE 519 căn cứ vào mức độ nhạy cảm của các thiết bị trong một hệ thống điện làm ngưỡng quy định mức sóng hài áp tối đa được cho phép. Do đó, chuẩn IEEE 519 đưa ra các ngưỡng sóng hài khác nhau cho các hệ thống điện khác nhau.
Trong các hệ thống điện 3 pha, dòng điện cấp cho biến tần có dạng 2 xung liên tiếp cách nhau 3.3 mili giây. Dạng dòng điện kiểu xung biên độ cao như vậy có thể gây ra nhiều vấn đề cho các thiết bị khác trong hệ thống.
Một trong các thiết bị chịu ảnh hưởng nhiều bởi sóng hài là máy biến áp nguồn. Các máy biến áp được thiết kế để hoạt động với dòng điện hình sin chuẩn và thường không được chuẩn bị để đối phó với sóng hài. Dòng điện dạng xung như trong hình trên có thể gây quá nhiệt và làm hư hại hoàn toàn máy biến áp.
Sóng hài cũng gây nhiễu các thiết bị khác. Cường độ sóng điện từ quanh dây dẫn tỉ lệ thuận với mật độ xung dòng trong dây. Do đặc tính đặc biệt của mình, sóng hài gây ra nhiễu điện từ mạnh hơn sóng sin thông thường. Nhiễu do sóng hài đôi lúc tạo ra âm thanh nghe thấy được trong các thiết bị, làm màn hình chập chờn, nhiễu truyền thông,….
Các xung sóng hài có thể lan rộng sang các hệ thống khác một cách gián tiếp qua điện áp thanh cái. Điện áp bằng tích của dòng điện và trở kháng hệ thống, trong khi dòng điện biến dạng thành dạng xung, do đó điện áp cũng không còn giữ được dạng sóng chuẩn. Dạng điện áp sau khi bị sóng hài ảnh hưởng sẽ tương tự như hình 5.
Hệ thống điện chiếu sáng, các hệ thống điều khiển và các hệ thống nhạy cảm khác có thể bị lỗi do biến dạng điện áp. Vì biến dạng điện áp có vùng ảnh hưởng rộng, cho nên nó là một trong những vấn đề cấp thiết cần được giải quyết trong phân phối điện năng.
Harmonics (electrical power) – Wikipedia
Hệ thống lọc sóng hài trung thế
Hệ thống lọc sóng hài hạ thế tại Bana Hills Resorts – Sungroup
Sóng cơ là loại sóng lan truyền dao động cơ học của các phần tử môi trường vật chất. Trong khi đó sóng có thể di chuyển và truyền năng lượng trên một quãng đường dài, thì các phần tử môi trường lại chỉ dao động quanh vị trí cân bằng của nó.
Trong môi trường vật chất có tính đàn hồi và quán tính. Do đó chỉ một tác động dịch chuyển sẽ gây rung động và tạo ra sóng. Bởi vậy mà sóng cơ học khác với sóng điện tử là không lan truyền được qua môi trường không vật chất như chân không.
Dựa vào kiểu dao động của phần tử môi trường, sóng cơ được chia thành 2 loại như sau:
Sóng dọc hay sóng P là loại sóng có phương dao động của hạt môi trường xảy ra dọc theo phương truyền, tạo ra các đới nén và dãn. Sự nén dãn thay đổi áp suất trong môi trường nên nó là sóng áp suất. Nó truyền nhanh hơn các loại sóng khác và có thể truyền qua các loại vật liệu bất kỳ như chất lỏng, chất khí.
Tốc độ truyền sóng dọc Vₚ được xác định theo công thức:
Trong không khí và nước, chúng là sóng âm thanh. Tốc độ lan truyền của nó là 330m/s trong khí, 1450 m/s trong nước, khoảng 5000 m/s trong các vật liệu cứng như sắt thép, đá granit,…
Sóng ngang hay sóng S là loại sóng có phương dao động của hạt môi trường vuông góc với phương truyền. Sóng S truyền chậm hơn sóng P, giá trị thường cỡ 60% tốc độ sóng P ở cùng môi trường đó. Khác với sóng P, sóng S chỉ truyền trong chất rắn hoặc thể vô định hình gần rắn, không truyền qua chất lỏng và khí. Tốc của chúng được xác định theo công thức:
Phương trình sóng được xác định thông qua hai trường hợp:
Sóng phát ra từ O (gốc tọa độ), phương truyền dao động: uₒ = Aₒcos(ωt + φ). Điểm M cách O một khoảng bằng x, sóng truyền từ O đến M sẽ mất một khoảng thời gian là:
Khi đó phương trình dao động của M là:
Nếu như bỏ qua năng lượng mất mát trong quá trình truyền sóng thì biên độ sóng tại O và biên độ sóng tại M sẽ bằng nhau: Aₒ =Aₘ = A
Sóng truyền theo chiều âm, từ trục Oₓ đến điểm N có tọa độ x sẽ có phương trình như sau:
Ta có phương trình sóng tổng quát tại điểm: O: uO = Acos( ωt + j)
Tại điểm M cách O một đoạn bằng x trên phương truyền sóng:
Nếu sóng cơ truyền theo chiều dương của trục Oₓ thì:
Nếu sóng cơ truyền theo chiều âm của trục Oₓ thì:
Trong môi trường sóng cơ, tại một điểm M xác định: x = const thì uₘ là hàm điều hòa theo t với chu kỳ T.
Ở một điểm xác định t = const thì uₘ thì hàm biến điều hòa theo không gian x với chu kỳ λ.
Các điểm có cùng khoảng cách đến nguồn sóng dao động cùng pha
Tại thời điểm, T<|Xm|/v li độ dao động của dao động của điểm M luôn bằng 0 (uₘ=0) vì sóng cơ chưa truyền đến điểm M.
Biên độ của sóng cơ (A): Biên độ dao động của một phần tử vật chất khi sóng truyền qua.
Tần số sóng cơ (f): Tần số dao động của một phần tử vật chất khi sóng truyền qua. Công thức tính tần số sóng:
Vận tốc sóng cơ (v): Vận tốc lan truyền của sóng trong không gian. Công thức tính vận tốc:
Năng lượng sóng cơ (Ei): Năng lượng dao động của các phần tử vật chất tại một điểm khi sóng truyền qua. Công thức tính năng lượng sóng cơ là:
Bước sóng (λ): Là quãng đường là sóng truyền được trong một chu kỳ hay là khoảng cách của 2 điểm gần nhất trên phương truyền sóng khi dao động cùng pha. Công thức tính bước sóng: