Tiêm HPV là giải pháp giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung, mụn cóc sinh dục và nhiều vấn đề sức khỏe do virus Human Papillomavirus (HPV) gây ra. Vậy tiêm phòng HPV có tác dụng gì? Nên tiêm HPV mấy mũi? Hãy cùng giải đáp qua bài viết của Diag.
Tiêm HPV là giải pháp giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung, mụn cóc sinh dục và nhiều vấn đề sức khỏe do virus Human Papillomavirus (HPV) gây ra. Vậy tiêm phòng HPV có tác dụng gì? Nên tiêm HPV mấy mũi? Hãy cùng giải đáp qua bài viết của Diag.
CÓ. Theo CDC, 91% nam giới sẽ bị nhiễm bệnh tại một số thời điểm nhất định nào đó trong đời nếu có hoạt động tình dục. Tiêm vắc xin cho nam giúp phòng bệnh do nhiễm virus HPV, ngăn ngừa các loại ung thư liên quan đến HPV, như ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư họng,… Việc tiêm phòng còn giúp nam giới giảm nguy cơ lây nhiễm cho đối tác.
Tiêm HPV là giải pháp phòng tránh nhiễm và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nguy hiểm do nhiễm virus HPV gây ra. Mỗi người, không phân biệt giới tính, nên tiêm phòng trong độ tuổi từ đủ 9 tuổi để đạt kết quả tốt nhất. Mỗi độ tuổi sẽ có liệu trình tiêm phòng khác nhau, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và có sự lựa chọn phù hợp.
Xem thêm: Tiêm HPV trong bao lâu?
Sau tiêm phòng HPV, bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà. Vắc xin HPV có thể tăng khả năng phòng tránh lây nhiễm HPV đến 90% nhưng không hoàn toàn loại bỏ nguy cơ nhiễm. Ngoài ra, vắc xin HPV chỉ giúp phòng một số chủng nhất định, bạn vẫn có nguy cơ bị bệnh sùi mào gà hay các bệnh lý như mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, do các chủng khác gây ra.
Để phòng bệnh tốt nhất, bên cạnh việc tiêm phòng HPV, bạn nên kết hợp với các biện pháp phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Một số giải pháp điển hình như quan hệ tình dục an toàn, tránh sử dụng chung các vật dụng cá nhân, bơm kim tiêm, xây dựng lối sống lành mạnh, luôn theo dõi sức khỏe, xét nghiệm định kỳ để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Vắc xin HPV rất an toàn. Kể từ khi nó được giới thiệu vào năm 2006, tính an toàn tiêm chủng của vắc xin HPV đã được đánh giá thông qua nhiều nghiên cứu và giám sát quy mô lớn. Ủy ban Tư vấn Toàn cầu về An toàn vắc xin (GACVS), phối hợp với các cơ quan y tế từ Đan Mạch, Vương quốc Anh và Mỹ, đã liên tục xem xét dữ liệu an toàn trong nhiều năm.
Những tín hiệu ban đầu liên quan đến sốc phản vệ và ngất xỉu đã được xác định từ sớm, nhưng cả hai đều hiếm gặp. Trong đó, sốc phản vệ xảy ra khoảng 1,7 trường hợp trên một triệu liều, ngất xỉu thường liên quan đến lo âu hoặc căng thẳng khi tiêm.
Thực tế, các nghiên cứu dịch tễ học đánh giá nguy cơ của các tình trạng nghiêm trọng như hội chứng Guillain-Barré (GBS) đã cho thấy không có nguy cơ gia tăng nào liên quan đến vắc xin HPV. Khảo sát từ các nhóm dân số lớn ở nhiều quốc gia liên tục chứng minh rằng vắc xin HPV rất an toàn, không có mối liên hệ đáng lo ngại nào với các rối loạn tự miễn dịch hay các vấn đề sức khỏe khác.
Dữ liệu từ các nghiên cứu liên quan đến hàng trăm nghìn ca mang thai ở Đan Mạch và Mỹ cho thấy không có tác động bất lợi nào đến kết quả thai kỳ, dị tật bẩm sinh hay sức khỏe của mẹ khi vắc xin HPV được tiêm nhầm trong thời gian mang thai.
Vắc xin HPV chỉ có thể bảo vệ khỏi những loại HPV chưa phơi nhiễm. Mọi người, không phân biệt giới tính, được khuyến cáo tiêm chủng vắc xin HPV trước khi tiếp xúc với virus qua hoạt động tình dục. Dưới đây là các khuyến nghị về độ tuổi và đối tượng tiêm phòng HPV:
Theo một báo cáo của UNFPA và Hội đồng Ung thư New South Wales (2020), tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ sáu với 4.177 ca mắc mới và 2.420 ca tử vong trong năm 2018. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng HPV và tỷ lệ khám sàng lọc ung thư cổ tử cung còn thấp. Dữ liệu khảo sát năm 2021 chỉ ra rằng, chỉ có khoảng 12% phụ nữ, trẻ em gái trong độ tuổi 15 – 29 được tiêm HPV và chỉ 28% phụ nữ trong độ tuổi 30 – 49 được khám sàng lọc ung thư. Do đó, mỗi người, đặc biệt là các bậc phụ huynh nên chủ động đưa con đi tiêm HPV phòng ngừa ung thư liên quan đến virus này càng sớm càng tốt.
CÓ. Tiêm vắc xin HPV vẫn có tác dụng ngay cả khi bạn đã có quan hệ tình dục. Vắc xin có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng do nhiều loại virus HPV khác nhau. Nếu bạn đã mắc một số chủng, vắc xin vẫn có thể bảo vệ bạn khỏi những loại khác chưa nhiễm, nhất là các chủng nguy cơ cao dẫn đến ung thư cổ tử cung. Vắc xin giúp cơ thể nhận biết và phản ứng nhanh chóng hơn nếu bạn tiếp xúc với virus HPV trong tương lai.
Xem thêm: Chỉ tiêm 2 mũi HPV có được không?
Bạn không nên tiêm vaccine HPV nếu:
Hiện nay, hai loại vắc xin HPV phổ biến tại Việt Nam gồm Cervarix và Gardasil. Mỗi loại sẽ có đặc điểm riêng biệt về chủng virus có thể kháng, độ tuổi, chi phí tiêm phòng,…khác nhau phù hợp với từng nhóm đối tượng tiêm. Do đó, bạn nên trao đổi với cơ sở tiêm phòng để được tư vấn và lựa chọn loại phù hợp.
Cervarix được sản xuất bởi GlaxoSmithKline (GSK). Loại này có khả năng chống lại chủng HPV-16 và HPV-18. Hiện, vắc xin HPV này được phê chuẩn tiêm HPV cho nữ giới từ 10 đến 25 tuổi trong phòng bệnh ung thư cổ tử cung.
Nhiều phụ huynh lo lắng tiêm vaccine phòng HPV sớm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ về sau hoặc tiêm vaccine phòng bệnh lây qua đường tình dục sẽ khiến trẻ có xu hướng tò mò giới tính, theo bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, đây là các quan điểm chưa đúng do chưa có dữ liệu nào cho thấy vaccine ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau của bé trai và bé gái.
Mặt khác, giới trẻ ngày nay có xu hướng quan hệ tình dục sớm mà phụ huynh không hay biết, tiêm vaccine trong độ tuổi tiền và dậy thì sẽ bảo vệ trẻ tối ưu. Thí dụ nghiên cứu của Bộ Y tế và WHO công bố năm 2022, tỷ lệ quan hệ tình dục của trẻ trước 14 tuổi tăng gấp đôi trong 6 năm qua, từ 1,45% năm 2013 lên 3,51% năm 2019.
Theo ghi nhận của Hệ thống tiêm chủng VNVC, thời gian gần đây tỷ lệ tiêm vaccine HPV ở nam và nữ giới đều tăng chứng tỏ kiến thức phòng bệnh của người dân ngày càng được nâng cao. Trong đó, tỷ lệ nam giới tiêm vaccine HPV trong năm 2023 tăng gần gấp đôi so với năm 2022.
Do đó, bác sĩ Bạch Thị Chính khuyến cáo, tiêm vaccine không giúp loại bỏ 100% nguy cơ nhiễm HPV vì vậy vẫn cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh như: quan hệ tình dục an toàn, quan hệ một vợ một chồng, hạn chế các chất kích thích, sinh hoạt lành mạnh, duy trì khám sức khỏe định kỳ…
Gardasil do tập đoàn dược và chế phẩm sinh học hàng đầu thế giới Merck Sharp & Dohme (MSD – MỸ) sản xuất. Loại này có hai phiên bản gồm Gardasil 4 và Gardasil 9. Trong đó, Gardasil 4 có khả năng kháng lại 4 chủng virus gồm 6, 11, 16 và 18. Gardasil 9 có thể kháng lại 9 loại HPV gồm 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58.
Đây là loại vắc xin HPV có thể được sử dụng cho cả nam giới và nữ giới nhằm phòng bệnh mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn,…Gardasil 4 được chỉ định cho người từ 9 – 25 tuổi, Gardasil 9 có thể tiêm cho người từ 9 – 45 tuổi.
Xem thêm: Nên tiêm HPV 4 chủng hay 9 chủng?