GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay (Hình từ Internet)
GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay (Hình từ Internet)
Theo Quyết định 1026/QĐ-TCTK năm 2015 nguyên tắc biên soạn và công bố số liệu tổng sản phẩm trong nước được quy định như sau:
- Bảo đảm tính tập trung, thống nhất trong việc biên soạn, công bố số liệu GDP và GRDP. Đáp ứng việc tiếp cận, khai thác, sử dụng số liệu GDP và GRDP dễ dàng, thuận tiện, bình đẳng.
- Bảo đảm tính đồng bộ, tính hệ thống và tính kết nối ở tất cả các khâu: Thu thập thông tin đầu vào, biên soạn, công bố, phổ biến số liệu đầu ra và lưu trữ số liệu GDP và GRDP và các số liệu thống kê liên quan khác.
- Bảo đảm tính phù hợp giữa số liệu GDP và GRDP và các chỉ tiêu thống kê liên quan khác như: Giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), giá trị tăng thêm (VA), chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, thuế sản xuất và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác.
Trong cuộc sống ngày nay, nhu cầu bảo vệ tài chính và cuộc sống của con người trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Việc sở hữu các loại bảo hiểm ở Việt Nam đã trở thành một phần cần thiết trong kế hoạch cuộc sống của chúng ta. Bài viết này MB Ageas Life sẽ giúp Bạn có cái nhìn tổng quan về các sản phẩm phổ biến cũng như lợi ích khi sử dụng.
GDP là viết tắt của Gross Domestic Product hay còn gọi là Tổng sản phẩm trong nước.
Theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP tổng sản phẩm trong nước là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này có nghĩa trong GDP không tính các giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. GDP biểu thị kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia.
Còn GDP bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia trong năm chia cho dân số trung bình trong năm tương ứng.
Với sự đa dạng và phong phú của các loại bảo hiểm này, người dân và doanh nghiệp tại Việt Nam có thể lựa chọn những gói bảo hiểm phù hợp với nhu cầu và mong muốn của mình, để đảm bảo an toàn tài chính và bảo vệ trong trường hợp xảy ra rủi ro.
Sản phẩm này tập trung vào bảo vệ con người lẫn tài chính nếu không may xảy ra các sự kiện liên quan đến tính mạng hoặc sức khỏe. Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) thường mang tính lâu dài, tạo sự an tâm về mặt tiền bạc cho Người được bảo hiểm. Cung cấp các khoản bồi thường, trợ cấp khi người được bảo hiểm hoặc thụ hưởng xảy ra các sự kiện thương tật vĩnh viễn, tử vong.
Đồng thời Người được bảo hiểm cũng phải đảm bảo đóng đủ và đúng thời hạn cho các khoản phí định kỳ cho đến khi đáo hạn hoặc xảy ra sự kiện được bảo hiểm. Nhờ bảo hiểm nhân thọ, Bạn và gia đình có thể nhận được một khoản và có thể dùng nó để chi trả các phí y tế, sinh hoạt, tạo nguồn tài chính dự phòng.
Cả Bên bảo hiểm và Bên được bảo hiểm đều phải hoàn thành đúng trách nhiệm bảo hiểm
Đặc biệt, BHNT có thể được đi kèm với một vài sản phẩm bảo hiểm bổ trợ nhằm tăng thêm quyền lợi cho người tham gia. Bảo hiểm tiết kiệm là một trong số các loại bảo hiểm ở Việt Nam kết hợp giữa mục tiêu bảo vệ và tích lũy tiền mặt. Nếu Bạn đang có nhu cầu, hãy liên hệ với MB Ageas Life để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết cách tham gia bảo hiểm.
Tập trung vào đảm bảo chi trả cũng như hỗ trợ tài chính cho các chi phí liên quan tới sức khỏe, bảo hiểm sức khỏe cũng là sản phẩm rất đáng tham khảo. Nó được thiết kế để giúp hỗ trợ trang trải các chi phí khám bệnh, xét nghiệm, chữa trị, can thiệp phẫu thuật cũng như hỗ trợ phí sử dụng các dịch vụ y tế khác.
Khi tham gia các loại bảo hiểm ở Việt Nam, Người được bảo hiểm đóng phí theo kỳ được Hợp Đồng quy định. Trường hợp phát sinh sự kiện bảo hiểm sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi. Điều này giúp Người được bảo hiểm tập trung tốt hơn và việc duy trì sức khỏe, phòng bệnh cũng như được hưởng dịch vụ y tế chất lượng.
Bảo hiểm phi nhân thọ là một loại hình bảo hiểm tập trung vào việc bảo vệ tài sản và trách nhiệm pháp lý của Người được bảo hiểm. Loại hình bảo hiểm này thường sẽ không có liên quan trực tiếp tới tính mạng hoặc sức khỏe mà chỉ tập trung cho các trách nhiệm pháp lý của Bạn.
Trong sản phẩm này có thể phân ra thành bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm ô tô, bảo hiểm tài sản,... Đối tượng được tham gia bảo hiểm tai nạn là cá nhân hoặc doanh nghiệp. Họ sẽ nhận được khoản tiền bồi thường theo các điều khoản đã cam kết trong Hợp Đồng.
Bảo hiểm phi nhân thọ bảo vệ tài sản cũng như trách nhiệm pháp lý của người tham gia
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự lại đảm bảo bồi thường cho Người được bảo hiểm nếu họ không may gây thiệt hại cho bên thứ ba nào đó. Được áp dụng cho cả cá nhân lẫn doanh nghiệp, cụ thể như trong trường hợp Người được bảo hiểm gây tai nạn giao thông thì Bên bảo hiểm sẽ đền bù cho bên thứ 3.
Sản phẩm bảo hiểm tài sản dùng để bảo hộ cho nhà của, hàng hóa, công trình, các tài sản có giá trị khác. Trong trường hợp có các sự cố cháy nổ, thiên tai thì những tổn thất cũng sẽ được công ty bảo hiểm xem xét đền bù. Vì thế mua bảo hiểm cũng là cách để bạn có được sự an tâm thêm về những vấn đề trong cuộc sống.
Chủ sở hữu ô tô, các phương tiện giao thông cũng có thể mua bảo hiểm để phòng cho trường hợp mất cắp, tai nạn, thiệt hại,... Bảo hiểm thông tuyến dành cho các phương tiện vận chuyển hành khách công cộng như xe buýt, taxi, xe khách và các phương tiện khác có chức năng vận chuyển hành khách theo tuyến đường cố định.
Bảo hiểm thông tuyến bảo vệ chủ sở hữu xe và hành khách trong trường hợp xảy ra tai nạn hoặc sự cố gây thiệt hại cho phương tiện hoặc các bên thứ ba. Nếu đã hiểu cơ chế của bảo hiểm thông tuyến là gì, chủ sở hữu xe và hành khách có thể an tâm về việc được bồi thường các chi phí sửa chữa xe, chi phí y tế hoặc tổn thất pháp lý nếu cần thiết.
Khi quyết định tham gia bảo hiểm sẽ phụ thuộc vào nhu cầu cũng như từng tình huống cụ thể. Ví dụ như nếu Bạn muốn mua bảo hiểm tiết kiệm thì nên chọn bảo hiểm nhân thọ, muốn bảo vệ cho cuộc sống thì tham gia bảo hiểm sức khỏe,... Nếu Bạn có nhu cầu cụ thể hơn, hãy xem xét những lợi ích và rủi ro liên quan đến tình huống của mình.
Bạn cần xem xét nhu cầu của mình để chọn mua các loại bảo hiểm hợp lý nhất
Với sự đa dạng và phong phú của các loại bảo hiểm này, người dân và doanh nghiệp tại Việt Nam có thể lựa chọn những gói bảo hiểm phù hợp với nhu cầu và mong muốn của mình, để đảm bảo an toàn tài chính và bảo vệ trong trường hợp xảy ra rủi ro.
Trên thực tế, việc nên mua các loại bảo hiểm ở Việt Nam phụ thuộc vào nhu cầu và tình huống cá nhân của mỗi người. Hy vọng thông tin bổ ích từ MB Ageas Life sẽ giúp Bạn phân biệt và hiểu rõ hơn về các sản phẩm. Hãy xem xét kỹ lưỡng và tư vấn chuyên gia để lựa chọn loại hình bảo hiểm phù hợp, đảm bảo an tâm và trải nghiệm tốt nhất trong cuộc sống và công việc.
(Thanh tra) - Kinh tế Việt Nam năm nay tăng trưởng 5,05%, cao hơn nhiều nước trong khu vực, thế giới. GDP bình quân đầu người Việt Nam vượt 100 triệu đồng.
Ngày 29/12 Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố các số liệu kinh tế - xã hội quý IV và năm 2023 với nhiều điểm đáng chú ý.
Phát biểu tại buổi họp báo, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết, GDP quý IV ước tăng 6,72% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mức tăng trưởng này được đánh giá là cao hơn quý IV các năm 2012-2013 và 2020-2022, với xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 3,41%, quý II tăng 4,25%, quý III tăng 5,47%).
Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,13%, đóng góp 7,51% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,35%, đóng góp 42,58%; khu vực dịch vụ tăng 7,29%, đóng góp 49,91%.
Về sử dụng GDP quý IV/2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 4,86% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 53,18% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 6,21%, đóng góp 44,18%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,68%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,76%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 2,64%.
Như vậy, GDP năm nay tăng 5,05% so với năm trước, cao hơn tốc độ tăng của 2020 và 2021 - thời điểm chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Với đà tăng trưởng này, quy mô nền kinh tế Việt Nam theo giá hiện hành đạt 430 tỷ USD đến cuối 2023.
GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284 USD, tăng 160 USD so với năm 2022.
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,12%; khu vực dịch vụ chiếm 42,54%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,38% (cơ cấu tương ứng của năm 2022 là 11,96%; 38,17%; 41,32%; 8,55%).
Đáng chú ý, năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022). Theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022.
Giá điện, giáo dục, lương thực đẩy CPI năm 2023 tăng 3,25%
Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83%, đóng góp 8,84%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,74%, đóng góp 28,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,82%, đóng góp 62,29%.
Theo cơ quan thống kê, lạm phát cơ bản tháng 12/2023 tăng 0,17% so với tháng trước, tăng 2,98% so với cùng kỳ năm trước.
Bình quân năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,16% so với năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung, tăng 3,25% so với cùng kỳ 2022, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra (dưới 4%).
Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước năm 2023 giảm 11,02% so với năm trước, giá gas giảm 6,94% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
Dịch vụ vẫn là nhóm đóng góp nhiều nhất vào giá trị tăng thêm của nền kinh tế, trên 62%. Theo Tổng cục Thống kê, các hoạt động thương mại, du lịch duy trì tăng trưởng, đóng góp tích cực vào đà đi lên của dịch vụ. Nhờ đó, giá trị tăng thêm khu vực này vượt 6,82% so với năm trước, và cao hơn các năm 2020-2021.
Trong khi đó, công nghiệp và xây dựng tiếp tục đối diện nhiều khó khăn trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp chỉ đạt 3,02%, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,62% - mức thấp nhất 13 năm.
Xuất nhập khẩu giảm 6,6% so với năm ngoái nhưng là kết quả của nhiều nỗ lực mở rộng thị trường mới, xúc tiến thương mại trong bối cảnh cầu thế giới giảm sâu, đạt 693 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 28 tỷ USD.