Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Hải Dương
Cao tốc 3H là tuyến đường cao tốc chạy ven biển sau khi hoàn thiện sẽ rút ngắn khoảng cách giữa Hạ Long và Hải Phòng xuống còn 25 km, thay vì khoảng 80 km như hiện nay. Với vận tốc thiết kế 100 km/h, kết nối vào đường cao tốc Hải Phòng - Hà Nội sẽ rút ngắn được khoảng 60 km từ Hạ Long đi Hà Nội và thời gian di chuyển chỉ còn khoảng 90 phút, thay vì 200 phút như hiện nay.
Như vậy, việc di chuyển giữa 3 tỉnh trọng yếu sẽ được rút ngắn thời gian. Điều này sẽ tạo nên được rất nhiều lợi ích cho kinh tế và phát triển du lịch.
Giao thông thuận lợi, thúc đẩy nền du lịch phát triển nhanh chóng
Các nhà đầu tư và du khách khi đến với Hạ Long và Hải Phòng sẽ nhanh và thuận tiện hơn. Lợi ích về kinh tế cá nhân hay vùng, đất nước là điều được nhìn thấy rõ rệt. Nơi nào có giao thông nơi đó có kinh tế.
Trong bối cảnh hạ tầng giao thông luôn được ví như huyết mạch phát triển kinh tế - xã hội, việc đầu tư vào hệ thống cầu, đường để mở đường các ngành kinh tế khác luôn được đánh giá là “đồng tiền khôn đi trước” của các địa phương, đặc biệt là những tỉnh có lợi thế về thương mại và du lịch, vốn trông chờ chủ yếu vào lưu lượng khách.
Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sau khi đưa vào hoạt động chắc chắn sẽ đem lại lợi ích không nhỏ cho cả 3 tỉnh thành. Đặc biệt, với chủ trương đưa Hạ Long trở thành thành phố du lịch và hiện đại vào năm 2020 và du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cho tỉnh Quảng Ninh.
Trong thời gian qua, TP Hạ Long đã tập trung đầu tư, từng bước hiện đại hóa cơ sở hạ tầng du lịch, dịch vụ cùng với việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hóa và Di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
Tuyến cao tốc tại nút giao Hoàng Tân thuộc địa phận phường Hà An, thị xã Quảng Yên
Thành phố đã huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, đô thị, du lịch đồng bộ, hiện đại. Tập trung phối hợp với các ngành của tỉnh, các nhà đầu tư để khẩn trương giải phóng mặt bằng dành quỹ đất sạch, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để các nhà đầu tư chiến lược đẩy nhanh các công trình, dự án trọng điểm phát triển hạ tầng du lịch trên địa bàn.
Đồng thời TP Hạ Long cũng ưu tiên tạo điều kiện, hỗ trợ các nhà đầu tư chiến lược thực hiện các dự án trọng điểm phát triển dịch vụ, du lịch, vui chơi - giải trí như: Dự án Công viên Đại Dương Hạ Long; Chung cư kết hợp trung tâm thương mại dịch vụ cao cấp tại khu vực Cột Đồng Hồ; Khu dịch vụ cao cấp Bến Đoan; Khu quần thể dịch vụ nghỉ dưỡng và sân Golf tại khu vực đồi Cột 3 đến Cột 8, công viên Hạ Long, khách sạn 5 sao Sheraton Hạ Long Bay... Tính đến nay, TP Hạ Long có khoảng 12.000 phòng nghỉ, trên 80 khách sạn từ 1-5 sao; 512 tàu du lịch (trong đó có 195 tàu nghỉ đêm) và các khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch như: Công viên Đại Dương Hạ Long, Khu vui chơi giải trí quốc tế Tuần Châu, Marine Plaza, Big C, Vincom center Hạ Long, v.v..
Cầu Bãi Cháy nhìn từ cửa sổ phòng khách sạn Wyndham Legend Halong
Được xây dựng vào năm 2016, Wyndham Legend Halong là điểm du lịch bổ sung cho Hạ Long và là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho khách du lịch. Khách sạn chỉ cách trung tâm thành phố 1.5 km và chỉ cách sân bay chưa đến 160 phút ngay khi tuyến cao tốc đưa vào hoạt động.
Với vị trí thuận lợi, khách sạn nằm ngay tại cầu Bãi Cháy, dễ dàng tiếp cận những điểm tham quan du lịch nổi tiếng của thành phố. Tại Wyndham Legend Halong, dịch vụ hoàn hảo và thiết bị tối tân tạo nên một kì nghỉ khó quên. Những tiện nghi hàng đầu của khách sạn bao gồm dịch vụ phòng 24 giờ, miễn phí wifi tất cả các phòng, an ninh 24 giờ, dịch vụ phòng hàng ngày, dịch vụ bưu điện.
Tất cả những phòng khách đều có sự thoải mái đặc trưng khác nhau. Nhiều phòng còn được đặc biệt trang bị những tiện nghi như tivi màn hình phẳng, điện thoại trong phòng tắm, thảm, giá treo quần áo, cafe hòa tan miễn phí để làm hài lòng những vị khách khó tính nhất. Khách sạn cung cấp rất nhiều phương tiện giải trí độc đáo như phòng thể dục, hồ bơi ngoài trời, sân chơi trẻ em, câu lạc bộ trẻ em, hồ bơi (trẻ em). Wyndham Legend Halong là một nơi lý tưởng cho khách đang tìm kiếm chỗ ở có thiết kế tinh tế, thoải mái và thuận tiện tại Bãi Cháy, Hạ Long.
___________________________________________________________________________________
Tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh được quy hoạch đi qua 10 tỉnh, thành phố với chiều dài là 447,66km sẽ tăng năng lực lưu thông hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Cục Đường sắt Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải thẩm định, phê duyệt quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải bằng đường sắt và đảm bảo khai thác hiệu quả tối đa năng lực của tuyến.
Cụ thể, tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh có điểm đầu kết nối với đường sắt Trung Quốc tại tỉnh Lào Cai; điểm cuối tại Ga Cái Lân thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tuyến đường sắt này đi qua 10 tỉnh/thành phố: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Chiều dài toàn tuyến là 447,66km, trong đó đoạn qua Lào Cai dài 64,82km; qua Yên Bái dài 76,95km; qua Phú Thọ dài 60,05km; qua Vĩnh Phúc dài 41,75km; qua thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh dài 40,93km; qua Hưng Yên dài 18,57km; qua Hải Dương dài 40,97km; qua thành phố Hải Phòng dài 81,66km; qua Quảng Ninh dài 36,62km.
Đoạn qua thành phố Hải Phòng bao gồm tuyến đường chính tuyến xuống Cảng Lạch Huyện có chiều dài 46,25km; tuyến nhánh xuống Cảng Nam Đồ Sơn có chiều dài 12,63km; tuyến nhánh xuống Cảng Đình Vũ có chiều dài 7,88km; tuyến nhánh kết nối tỉnh Quảng Ninh có chiều dài 14,9km.
Đoạn qua tỉnh Quảng Ninh bao gồm tuyến xây dựng mới có chiều dài 25,95km; tuyến đường sắt hiện tại có chiều dài 10,67km.
Tuyến có khoảng 145 cầu với chiều dài 106,628 km đi qua các con sông lớn như sông Hồng, sông Lô, sông Bạch Đằng và các cầu vượt đường bộ cao tốc như Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Hải Phòng, Hải Phòng-Quảng Ninh các đường quốc lộ và một số đường tỉnh; 42 hầm với chiều dài 23,281 km trên địa bàn Lào Cai, Yên Bái.
Trên tuyến quy hoạch 41 ga, trong đó Ga Lào Cai vừa là ga lập tàu vừa đảm nhận là ga giao tiếp liên vận quốc tế và 4 ga hàng hóa: Ga cảng Lạch Huyện, Nam Đồ Sơn, Nam Đình Vũ, Đình Vũ.
Trên cơ sở phương án quy hoạch, tư vấn đã tính toán nhu cầu vốn để đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh (trong thời kỳ quy hoạch đến 2050) là 183.856 tỷ đồng bao gồm: chi phí giải phóng mặt bằng 24.065 tỷ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị 110.138 tỷ đồng; chi phí khác 16.194 tỷ đồng; chi phí dự phòng 33.551 tỷ đồng.
Dựa vào khối lượng dự báo nhu cầu và khối lượng các hạng mục công trình chủ yếu, Cục Đường sắt Việt Nam kiến nghị đến năm 2030 triển khai đầu tư xây dựng đoạn tuyến Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. Đối với đoạn tuyến Hải Phòng-Quảng Ninh sẽ được nghiên cứu triển khai sau năm 2030 cùng với lộ trình đầu tư của tuyến đường sắt ven biển Nam Định-Thái Bình-Hải Phòng-Quảng Ninh.
Ngoài ra, tư vấn lập quy hoạch dự kiến phân kỳ đầu tư: Giai đoạn 1 (trước 2030, giai đoạn thi công) tổng nhu cầu vốn là 160.770 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng (100%) 24.065 tỷ đồng, chi phí xây dựng và thiết bị (95%) 104.631 tỷ đồng, chi phí khác (95%) 15.299 tỷ đồng, chi phí dự phòng (50%) 16.775 tỷ đồng. Giai đoạn 2 (sau 2030, giai đoạn hoàn thiện, quyết toán), tổng nhu cầu vốn là 23.086 tỷ đồng.
Cục Đường sắt Việt Nam cũng đưa ra giải pháp huy động vốn gồm ngân sách Trung ương, vốn vay ưu đãi, nguồn lực xã hội hóa để tổ chức đầu tư, xây dựng tuyến đường sắt này./.
Cục Đường sắt Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải thẩm định, phê duyệt quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải bằng đường sắt và đảm bảo khai thác hiệu quả tối đa năng lực của tuyến.
Cụ thể, tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh có điểm đầu kết nối với đường sắt Trung Quốc tại tỉnh Lào Cai; điểm cuối tại Ga Cái Lân thuộc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Tuyến đường sắt này đi qua 10 tỉnh/thành phố: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Chiều dài toàn tuyến là 447,66km, trong đó đoạn qua Lào Cai dài 64,82km; qua Yên Bái dài 76,95km; qua Phú Thọ dài 60,05km; qua Vĩnh Phúc dài 41,75km; qua thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh dài 40,93km; qua Hưng Yên dài 18,57km; qua Hải Dương dài 40,97km; qua thành phố Hải Phòng dài 81,66km; qua Quảng Ninh dài 36,62km.
Đoạn qua thành phố Hải Phòng bao gồm tuyến đường chính tuyến xuống Cảng Lạch Huyện có chiều dài 46,25km; tuyến nhánh xuống Cảng Nam Đồ Sơn có chiều dài 12,63km; tuyến nhánh xuống Cảng Đình Vũ có chiều dài 7,88km; tuyến nhánh kết nối tỉnh Quảng Ninh có chiều dài 14,9km.
Đoạn qua tỉnh Quảng Ninh bao gồm tuyến xây dựng mới có chiều dài 25,95km; tuyến đường sắt hiện tại có chiều dài 10,67km.
Tuyến có khoảng 145 cầu với chiều dài 106,628 km đi qua các con sông lớn như sông Hồng, sông Lô, sông Bạch Đằng và các cầu vượt đường bộ cao tốc như Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Hải Phòng, Hải Phòng-Quảng Ninh các đường quốc lộ và một số đường tỉnh; 42 hầm với chiều dài 23,281 km trên địa bàn Lào Cai, Yên Bái.
Trên tuyến quy hoạch 41 ga, trong đó Ga Lào Cai vừa là ga lập tàu vừa đảm nhận là ga giao tiếp liên vận quốc tế và 4 ga hàng hóa: Ga cảng Lạch Huyện, Nam Đồ Sơn, Nam Đình Vũ, Đình Vũ.
Trên cơ sở phương án quy hoạch, tư vấn đã tính toán nhu cầu vốn để đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh (trong thời kỳ quy hoạch đến 2050) là 183.856 tỷ đồng bao gồm: chi phí giải phóng mặt bằng 24.065 tỷ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị 110.138 tỷ đồng; chi phí khác 16.194 tỷ đồng; chi phí dự phòng 33.551 tỷ đồng.
Dựa vào khối lượng dự báo nhu cầu và khối lượng các hạng mục công trình chủ yếu, Cục Đường sắt Việt Nam kiến nghị đến năm 2030 triển khai đầu tư xây dựng đoạn tuyến Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng. Đối với đoạn tuyến Hải Phòng-Quảng Ninh sẽ được nghiên cứu triển khai sau năm 2030 cùng với lộ trình đầu tư của tuyến đường sắt ven biển Nam Định-Thái Bình-Hải Phòng-Quảng Ninh.
Ngoài ra, tư vấn lập quy hoạch dự kiến phân kỳ đầu tư: Giai đoạn 1 (trước 2030, giai đoạn thi công) tổng nhu cầu vốn là 160.770 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng (100%) 24.065 tỷ đồng, chi phí xây dựng và thiết bị (95%) 104.631 tỷ đồng, chi phí khác (95%) 15.299 tỷ đồng, chi phí dự phòng (50%) 16.775 tỷ đồng. Giai đoạn 2 (sau 2030, giai đoạn hoàn thiện, quyết toán), tổng nhu cầu vốn là 23.086 tỷ đồng.
Cục Đường sắt Việt Nam cũng đưa ra giải pháp huy động vốn gồm ngân sách Trung ương, vốn vay ưu đãi, nguồn lực xã hội hóa để tổ chức đầu tư, xây dựng tuyến đường sắt này./.
(Theo trang Báo cáo viên, Ban Tuyên giáo Trung ương)