Chào mừng các thầy cô giáo về dự giờ nghệ thuật (Mĩ thuật) Lớp 6GV: Nguyễn Thị Phương LanTHCS Lịch Sơn- Võ Nhai- Thái NguyênTIẾT 33 – BÀI 16:MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KỲ CỔ ĐẠI (Tiết 2)Gợi ý các bước thiết kế và trang trí áo dài:Gợi ý các bước thiết kế và trang trí áo dài:Một số hoa văn trên mặt trống đồng
Chào mừng các thầy cô giáo về dự giờ nghệ thuật (Mĩ thuật) Lớp 6GV: Nguyễn Thị Phương LanTHCS Lịch Sơn- Võ Nhai- Thái NguyênTIẾT 33 – BÀI 16:MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KỲ CỔ ĐẠI (Tiết 2)Gợi ý các bước thiết kế và trang trí áo dài:Gợi ý các bước thiết kế và trang trí áo dài:Một số hoa văn trên mặt trống đồng
Ngay ở buổi bình minh của dân tộc, các tiền bối của người Việt cổ đã quen “nghịch đất” và thử “nặn tượng”. Bằng chứng là qua các cuộc khai quật khảo cổ ở thời hiện đại, thế hệ con cháu mấy trăm đời sau còn tìm thấy một số “bán thành phẩm” điêu khắc của tổ tiên – hầu hết đều… chưa nặn thành hình. Bên cạnh đó còn có tượng đá, số lượng rất ít nhưng đáng chú ý ở chỗ rất rõ hình tượng và được coi gần như đã làm xong. Ở đây tôi chỉ xin bàn đến các tượng đá và đất nung – còn tượng đồng thì muộn hơn và công nghệ cũng đã cao hơn (vì phải nặn mẫu xong làm khuôn rồi mới tới công đoạn nấu đồng và đúc rót…). Ngày nay chúng ta đã có cả một “nền Điêu khắc Việt Nam” với nhiều thành tựu, thiết tưởng cũng nên nhìn lại để đánh giá bước khởi đầu chập chững vào nghề của tổ tiên chứ nhỉ?
Các nhà khảo cổ đào được khá nhiều mảnh vụn… nghi vấn là tượng đất nung trong các cuộc khai quật những di chỉ thuộc các Văn hóa khảo cổ Phùng Nguyên, Đồng Đậu và Gò Mun (chỉ riêng tại di chỉ Thành Dền đã đào được tới 114 tiêu bản). Căn cứ vào những gì đã chính thức công bố thì chỉ có tượng động vật – mà nhiều khả năng đó là các vật nuôi như trâu, bò, lợn, gà, vịt… Chưa hề tìm thấy tượng người hay các “đề tài khác” bằng đất nung. Đó là những tượng rất nhỏ, kích thước chỉ vài cm, đều ở mức độ chưa hoàn thiện khiến đời sau phải đoán xem đó là con gì. Chỉ rất ít tượng còn nguyên, phần nhiều vỡ vụn, gãy các chi tiết.
“Nổi tiếng” nhất trong số này – vì được bày trong Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Bác Cổ – Hà Nội) là mấy tượng gà, bò (hoặc trâu), thuộc Văn hóa khảo cổ Đồng Đậu. Tạo dáng gà khá rõ: đầu, cổ, thân và đuôi. Thậm chí tư thế con gà vươn cổ, vểnh đuôi một cách điển hình kiểu gà chứng tỏ người nặn đã quan sát gà rất kỹ, bắt dáng được con gà. Tuy nhiên tượng gà vẫn như chưa xong vì thiếu chân, mào, mỏ – rất có thể đã được nặn rồi lại gẫy vì bị vùi trong lòng đất mấy ngàn năm… Tuy nhiên khả năng nặn chưa xong thì hợp lý hơn, căn cứ vào vết tích còn lại và cũng căn cứ vào trình độ hết sức sơ khai của người Đồng Đậu khi đó. Còn tượng bò thì tùy: có tài liệu bảo đó là trâu – bởi tạo dáng còn đang dang dở, chưa rõ những đặc điểm cốt yếu để khẳng định là một trong 2 con vật này như kiểu sừng, u bò, yếm bò (mà trâu không có)…
Dù sao các tượng bò và gà kể trên cũng đã là loại “khá” lắm bởi đa số các tượng đất nung còn lại sau các cuộc khai quật đều “kém hơn nữa” về tạo hình. Nếu chúng ta có ý định “chiêm ngưỡng tác phẩm điêu khắc” thì nhiều khả năng sẽ đành nản lòng! Tuy vậy, các tượng này chí ít vẫn để lại cho chúng ta một vài thông tin hữu ích. Thứ nhất: cỡ tượng rất nhỏ, chỉ vài phân (cm). Thứ hai: được làm nhân thể khi người ta làm gốm, tranh thủ nặn chơi chút cho vui rồi đem nung kèm. Có một số phán đoán: nặn chơi, nặn để làm kiểu tượng bùa, nặn làm đồ chơi cho trẻ con… mà cũng có thể chính trẻ con mới là “tác giả” – nặn để chơi.
Nhìn rộng ra trong lịch sử thế giới, các nền văn minh tối cổ cũng để lại khá nhiều tượng đất nung cỡ nhỏ và không hoàn thiện. Người nguyên thủy trên bước đường chập chững vươn lên thành các dân tộc, quốc gia sơ khai hóa ra rất thích vẽ, nặn, đục đẽo… để tái tạo hình người và động vật mà họ thấy quen thuộc. Đây là quá trình nhận thức thế giới bằng cách tái tạo hình của người nguyên thủy.
Trước khi biết dựng lều và xây nhà thì người nguyên thủy từng “đành phải” sống trong hang động (bởi không còn cách nào khác khả dĩ hơn để ngủ qua đêm an toàn). Giống như mọi đứa trẻ từng trải qua giai đoạn vô tư vẽ những nét nguệch ngoạc lên tường, thuở xưa người nguyên thủy cũng thích vẽ lên vách hang. Trên thế giới có những hang động nổi tiếng bởi lưu giữ những bức tranh “thoạt kỳ thủy” ấy như Altamira (Tây Ban Nha) hay Lascaux (Pháp). Việt Nam ta cũng có mấy bức loại này nhưng không phải là tranh vẽ mà toàn là những nét đục lõm vào vách đá. Về niên đại và nguyên do đục tranh, các nhà nghiên cứu vẫn còn đang tranh cãi… Chúng tôi chỉ xin lướt qua những căn cứ khoa học để tập trung luận bàn về nội dung và nghệ thuật của loại tranh cổ xưa nhất này của người Việt.
Nữ tiến sĩ Madeleine Colani là nhà khoa học có công lao lớn đối với ngành khảo cổ và lịch sử khởi nguyên của Việt Nam. Từ đầu thế kỷ XX bà đã lặn lội hầu khắp miền Trung và Bắc Đông Dương (Việt Nam và Lào ngày nay) để khám phá ra nhiều di chỉ khảo cổ đặc biệt quan trọng. Đáng chú ý trong số đó có những bức tranh khắc tối cổ trên vách đá ở 2 hang Đồng Nội (Hòa Bình) và Thượng Phú (Quảng Bình) đều do bà phát hiện ra khoảng những năm 1929-1930. Bà và các nhà khoa học thuộc Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (École francaise d’Extrême-Orient, viết tắt là EFEO) xếp các hình khắc này vào Văn hóa khảo cổ Hòa Bình với niên đại khoảng 1 vạn năm trước. Rất đáng nể bà Colani khi ở đầu thế kỷ XX, phần lớn nước ta chưa có đường sá giao thông hiện đại, chỉ có các lối mòn trong khi các hang động kể trên còn nằm sâu trong rừng già bạt ngàn. Sau này, người ta còn tìm ra nhiều hình khắc cổ khác nữa trên đá lộ thiên (chứ không phải trong hang) ở các tỉnh Lào Cai và Hà Giang nhưng một số nhà khảo cổ cho rằng chúng có niên đại muộn hơn, chỉ trước đây 4-5 thế kỷ, khi người H’Mong-Dao di cư xuống miền Bắc nước ta. Ngoài ra người ta còn tìm được một số hình chạm và nét vẽ cổ màu đỏ trên vách đá ở Ninh Bình với hình tượng Phật – như vậy chắc chắn có niên đại muộn, sau Công nguyên chứ không phải thời nguyên thủy.
Nếu gọi là “bức tranh” thì không hẳn đúng vì đó không phải là hình vẽ mà là các nét chạm lõm vào vách đá, không có vết tô màu. Các hình khắc ở hang Đồng Nội thì không thành một bức tranh mà chỉ là các hình mặt người hay thú riêng rẽ nhưng hình tượng rất rõ, ai cũng có thể thấy và có thể đoán ra nên được chú ý nhiều hơn. Ngược lại, các nét khắc lõm ở hang Thượng Phú thì rất khó đoán nên ít được quan tâm nhưng lại có sắp xếp tổng thể gần với kiểu bức tranh hơn.
Hang Đồng Nội có tất cả 4 hình, trong đó có 1 hình nửa mặt người, 2 hình mặt người đầy đủ mắt-mũi-mồm, đường viền chu vi mặt, nhìn theo hướng chính diện, mọc thẳng trên đỉnh đầu là nét đục lõm hình chữ Y… Có người vui tính đoán là hình “ăng ten râu” kiểu người ngoài trái đất, có người đoán là kiểu sừng thú… Bà Colani (1927) và các nhà khảo cổ Przyluski (1932), Karlgren (1942) cho rằng đó là các hình “người-hươu” thể hiện đạo shaman nguyên thủy của người cổ thời văn hóa Hòa Bình. Chúng tôi ngả theo hướng một số nhà nghiên cứu cho rằng đây là nét biểu hiện hình đôi lông trĩ hay lông công mà các thủ lĩnh bộ tộc ngày xưa đội trên đầu. Rất có thể các bộ tộc ấy thờ vật tổ (totem) là chim. Chúng ta có thể thấy các hình ảnh tương tự trên đầu Bạch Cốt Tinh trong truyện Tây Du Ký hay gần với sự thật hơn nữa là những hình chụp thủ lĩnh da đỏ Bắc Mỹ. Mặt khác, ta có thể thấy trên mặt các trống đồng Đông Sơn có những hình người Việt cổ luôn đội lông chim trên đầu – nhiều bộ tộc Việt cổ từng thờ vật tổ là chim mà một số tài liệu nghiên cứu gọi là “chim Lạc”. Hình thứ tư trong hang Đồng Nội là hình kiểu mặt thú: râu dê, mắt mở tròn xoe, mũi kiểu lợn với 2 lỗ mũi hướng thẳng về phía trước, phía trên rất giống đôi lông mày đậm nét nhưng có người bảo có thể đó là cặp sừng cong. Có một hiệu quả tạo hình đáng chú ý: trong khi 2 mặt người rưỡi trông vô cảm thì mặt con thú này lại sinh động – nó luôn có vẻ hân hoan, mắt tròn xoe kinh ngạc, miệng cười ngoác…
Hang Thượng Phú có 2 cụm hình khắc nét lõm mà nếu căn cứ vào cách sắp xếp bố cục kiểu mỹ thuật thì ta có thể coi đó là 2 “bức tranh”. Chính người viết bài này, cách đây một số năm đã giải mã được 1 trong 2 bức: đó là cảnh chó săn hươu – một phương thức đi săn của người Việt cổ. Phía trên cùng là một hình con hươu đang chạy từ phải sang trái. Bên dưới, góc phải ló lên 2 đầu chó săn với đôi tai dựng đứng điển hình kiểu chó. Không thấy cả thân và chân 2 con chó này, có lẽ “dụng ý tác giả” cho chúng náu mình trong cỏ cây? Nhưng quyết liệt nhất, ở giữa tranh, là một con chó đang phi sát bên cạnh chân hươu – hướng chạy cùng chiều, chúc xuống tạo cảm giác nó đang mở hết tốc lực – bức chạm vì vậy truyền cảm được hơi thở của cuộc sống dù chỉ toàn những nét lõm chưa hoàn hảo. Thuở mới được tạc, trong ánh lửa bập bùng soi, chắc bức chạm còn sinh động hơn nhiều trong mắt các thành viên của bộ lạc nguyên thủy. Bức chạm thứ 2 của hang Thượng Phú cho đến nay vẫn chưa ai giải mã được, nó gồm toàn những đường nét trừu tượng và bí ẩn nhưng chắc chắn do con người tạo ra chứ không phải ngẫu nhiên của thiên nhiên.
Có khá nhiều bằng chứng cho nhận định trên: những hình trang trí đúc trên rìu đồng Đông Sơn. Hiện có nhiều rìu đồng Đông Sơn trong các bảo tàng và các sưu tập tư nhân. Một số đáng kể rìu đồng được trang trí theo công thức: diềm hoa văn kỷ hà (hình học) bao quanh theo hướng chạy song song với các cạnh của lưỡi rìu; ở giữa là một con chó đang dũng cảm chặn 2 con hươu lại. Sát bên trên có hình 2 người – thợ săn thời Đông Sơn đang reo hò trên chiếc thuyền độc mộc để gây áp lực dồn đuổi hươu. Cảnh tượng thật là sinh động dù các đường nét buộc phải cô đọng: không có chỗ để vẽ vời miêu tả dài dòng. Căn cứ vào rất nhiều hình “chó săn hươu” trên rìu đồng cổ, chúng tin rằng đây là phương thức săn thú cổ truyền của tổ tiên ta.
Tuy nhiên có giả thuyết đưa ra lật lại vấn đề: chắc gì bức chạm cảnh săn hươu trên vách đá đã là tối cổ? Nếu nó được chạm chỉ cách đây mấy thế kỷ thì sao? Bởi vẫn còn đó, ngay tại miền Tây tỉnh Quảng Bình có nhóm người Rục chỉ mới được bộ đội tìm thấy năm 1959, hướng dẫn họ rời khỏi hang đá, lập làng, dựng nhà, làm nương, trồng lúa… Nhưng họ vẫn ưa thích sống trong hang hơn nên cứ đến mùa rẫy họ lại rời làng vào hang ở gần rẫy. Trước 1959 họ chỉ quen săn bắt – hái lượm. Và biết đâu chính họ từng khắc cảnh đi săn trên vách hang Thượng Phú chỉ vài thế kỷ trước? Chưa ai dám khẳng định hay bác bỏ giả thuyết này (xin luận bàn sâu hơn về kiểu săn này ở bài sau – về các hình trang trí trên rìu đồng cổ). Chỉ xin lưu ý: theo các nhà nghiên cứu, người Rục nói một thứ tiếng Việt rất cổ, dân tộc này đã tách ra khỏi nhóm Việt-Mường từ khoảng giữa thời Bắc thuộc.
Các nét lõm trên vách hang Thượng Phú có độ sâu khoảng 0,3 đến 0,5cm trong khi ở hang Đồng Nội thì sâu hơn, có mấy chỗ sâu tới 1,5cm, thậm chí 2cm. Nét đục trên vách măng đá hang Đồng Nội rộng hơn nét trên vách hang Thượng Phú. Như vậy đã có 2 kỹ thuật đục nét lõm khác nhau. Có người đặt câu hỏi: vậy người xưa lấy gì để đục nét vào vách đá? Dùng đá cứng (thời đồ đá chỉ có dụng cụ bằng đá mà thôi) miết lõm dần lên vách hang mềm hơn? Cũng có thể nhưng rất lâu đấy. Tiến sĩ Nguyễn Việt lại cho rằng người xưa đã dùng đục kim loại để tạc nên nét sâu hơn, đôi chỗ rộng bản hơn. Vách măng đá là đá vôi non nên cũng khá mềm, dễ đục. Cũng theo ông thì hình chạm hang Đồng Nội chỉ khoảng thế kỷ II trCN, do tàn quân Âu Lạc tạo ra khi làm lễ cầu cúng trên đường chạy vào Thanh Hóa qua ngả Hòa Bình sau khi nước Âu Lạc bị Triệu Đà diệt.
Hiện Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đang trưng bày những tiêu bản một cách rất khoa học: không thể dỡ vách hang đá thì họ đúc lại bằng thạch cao, tô sơn giả màu đá và rêu, có chú dẫn cẩn thận. Dù niên đại của các bức tranh hang động Việt Nam còn đang tranh cãi thì đây vẫn là những trang tiền sử thú vị của mỹ thuật dân tộc.
Tuy nhiên lại có câu chuyện buồn: một cán bộ già (nay đã từ trần) xưa từng làm nhân viên của Viễn Đông Bác Cổ thời Pháp thuộc rồi Viện Mỹ thuật thời chế độ ta, cách đây mấy chục năm từng kể cho người viết bài này về chuyến đi điền dã sau năm 1975 để tìm lại hang Đồng Nội. Cụ và các đồng sự đã tới được hang nhưng không còn vết tích nào cổ cả: hang đã được dọn sạch hết mọi nhũ đá và măng đá bởi thời chiến tranh chống Mỹ trước đó, nơi đây được chọn làm kho đạn – nhiệm vụ chiến đấu là ưu tiên số một thời ấy – mà cũng chẳng ai quan tâm đến những vết tích cổ của tổ tiên… Ôi buồn quá, chỉ biết trách chiến tranh!