úa rối là một loại hình nghệ thuật ra đời từ rất sớm và xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vào thế kỷ V trước công nguyên tại Hy Lạp cổ đại, người ta phát hiện ra những dấu tích đầu tiên về nghệ thuật này. Nghệ thuật múa rối bắt nguồn từ những trò chơi với việc sử dụng những con rối để diễn trò, đóng kịch trên sân khấu. Nếu căn cứ vào không gian biểu diễn sân khấu thì múa rối được chia thành hai loại: Nghệ thuật múa rối nước và nghệ thuật múa rối cạn.
úa rối là một loại hình nghệ thuật ra đời từ rất sớm và xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vào thế kỷ V trước công nguyên tại Hy Lạp cổ đại, người ta phát hiện ra những dấu tích đầu tiên về nghệ thuật này. Nghệ thuật múa rối bắt nguồn từ những trò chơi với việc sử dụng những con rối để diễn trò, đóng kịch trên sân khấu. Nếu căn cứ vào không gian biểu diễn sân khấu thì múa rối được chia thành hai loại: Nghệ thuật múa rối nước và nghệ thuật múa rối cạn.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của bộ môn nghệ thuật dân gian này, sẽ chẳng thiếu những khoảnh khắc người nghệ sĩ gặp những sự cố oái ăm trong lúc biểu diễn. Đã nhiều lần các con rối bị kẹt dây, gãy tay khiến các diễn viên không thể điều khiển con rối theo đúng kịch bản đã sắp xếp.
Với những nghệ sĩ có kinh nghiệm, họ sẽ khắc phục bằng cách phối hợp cùng đồng đội của mình. Khi một người có vấn đề, những nghệ sĩ còn lại sẽ linh hoạt đảm nhiệm để nhân vật không bị “chết” trên sân khấu. Có những chương trình khi đang biểu diễn, sẽ có những tai nạn nghiêm trọng hơn xảy ra như con rối bị hỏng. Khi đó, những kỹ thuật viên bộ phận hậu đài sẽ chỉnh sửa những phần hỏng hóc của các con rối để đảm bảo vở diễn vẫn được diễn ra thành công trọn vẹn.
Như vậy, có rất nhiều yếu tố phía sau sự thành công của một vở diễn rối nước. Ngoài tay nghề điêu luyện, uyển chuyển của người nghệ sĩ, múa rối nước cần sự phối hợp nhịp nhàng của dàn nhạc, kỹ thuật viên, hậu đài… Mỗi người đều có nhịp phách của riêng mình, khi phối hợp với nhau sẽ tạo thành một sự tổng hoà uyển chuyển. Vì vậy, có thể nói, một vở diễn múa rối nước thành công là cần sự ăn xăm của cả một tập thể chứ không phải cá nhân.
Vở rối được tạo nên từ nhiều tích truyện (tích trò), khắc họa cuộc sống sinh hoạt thường ngày cùng những sự tích dân gian của người Việt, qua đó phản ánh ước mơ của con người về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Những tích trò tiêu biểu trong các vở rối phải kể đến như tích trò ca ngợi việc đồng áng, đi bừa, đi cấy, đánh cá, úp rơm, giã gạo…; tích trò miêu tả cảnh lễ hội như đua thuyền, chọi trâu, đấu vật, chọi gà…; tích trò ca ngợi truyền thống đánh giặc của Bà Trưng, Bà Triệu, Vua Lê Lợi hoàn kiếm…; những tích trò lấy cảm hứng từ những vở chèo nổi tiếng như Quan âm Thị Kính… hay xuất phát từ nghi thức tín ngưỡng như đi chùa, nước thần, lễ hội…
Kho tàng tích trò đa dạng cho thấy một đời sống đầy sinh động và gần gũi của rối nước, giúp loại hình này mang tới những vở diễn đầy mới vẻ kh cho phép người nghệ sĩ khai thác những tích trò khác nhau. Có thể nói, sinh ra từ đời sống của những người lao động nơi thôn quê dân dã, múa rối nước đã được vun đắp nên bởi những tình cảm chân thành, hồn hậu, là thứ nghệ thuật phản ánh những ước vọng của thời đại, của những nhà nông quanh năm suốt tháng tất bật bên đồng ruộng, trâu cày.
Từng vở múa rối hiện lên như một bức tranh tả thực về thiên nhiên cuộc sống của những làng quê, từ mái đình, lũy tre, đình làng, lễ hội… Giữa những lời ca, tiếng nhạc đậm nét văn hóa dân gian, những con rối hóa thân thành từng anh chàng nông dân, chị em đi cấy lúa, nam nữ trẩy hội, ngư ông câu cá, anh hùng ra trận, ông bụt hiền hòa…
Múa rối hấp dẫn người xem bởi sự duyên dáng hài hước và hóm hỉnh của từng nhân vật nhưng đồng thời cũng gợi cho người xem những xúc cảm về quê hương, nguồn cội mội cách dung dị nhất. Tính giáo dục của múa rối rất đỗi giản dị, nhân văn, khơi dậy con người những ước mơ, hoài bão, đưa con người đến với những cuộc sống tự do mà mình có thể làm chủ.
Từ những vở rối nước, ta thấy thêm yêu những con người Việt Nam hiền hòa, cần cù, chịu khó, không ngại khó khăn gian khổ và luôn ước vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Mỗi vở rối nước cũng là cơ hội để tìm hiểu về những giá trị và lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Và sau những tràng pháo tay trầm trồ của khán giả, sau bức rèm kia, sau những người nghệ nhân đang trầm mình dưới nước ấy là biết bao khổ luyện, cay đắng.
Để những con rối vô tri được thổi hồn, không thể không nhắc tới kỹ thuật điều khiển con rối điêu luyện của những người nghệ sĩ. “Múa rối nước là bộ môn hoàn toàn được điều khiển thủ công bởi bàn tay người nghệ sĩ chứ không hề có máy móc hỗ trợ. Tuy nhiên sẽ có một vài chi tiết bên lề sẽ cần có máy móc, chẳng hạn như cảnh con cáo chạy lên cây cau sẽ cần có thêm sự hỗ trợ thô sơ từ máy móc” - NSƯT Quốc Vũ chia sẻ.
Do việc điều khiển con rối hoàn toàn thủ công, người nghệ sĩ luôn phải tập luyện hàng ngày để kỹ năng thuần thục và điêu luyện nhất. Cũng bởi vậy, mỗi nghệ sĩ lại có một cách thể hiện các con rối khác nhau, cách cảm nhận tiết tấu và không gian khác nhau, tạo nên nét diễn riêng biệt mà khó ai có thể bắt chước được. Họ là những luôn đứng đằng sau để những con rối sặc sỡ được tỏa sáng, mang đến những tiếng cười và sự thích thú cho mỗi khán giả.
Những nghệ sĩ luôn gìn giữ, trân trọng múa rối nước vì sự đam mê, tình yêu với nghệ thuật dân gian. Gọi múa rối nước là môn nghệ thuật của cuộc sống thường nhật, gắn múa rối nước với những ngôn từ giản dị nhất chẳng sai bởi múa rối nước vốn sinh ra từ sống, tồn tại trong đời sống con người Bắc Bộ suốt bao đời nay. Những người nghệ sĩ biểu diễn rối nước, gọi họ là nghệ nhân cũng được, có khi gọi họ là những người nông dân cũng đúng. Cứ bao nhiêu đời cứ tiếp diễn truyền nối cho nhau và phát huy nghề tổ thành thú chơi tao nhã.
Và sau những tràng pháo tay trầm trồ của khán giả, sau bức rèm kia, sau những người nghệ nhân đang trầm mình dưới nước ấy là biết bao khổ luyện, cay đắng.
Nếu diễn viên sân khấu, người nghệ sĩ có thể dùng hình thể của mình để làm nhân vật, nhưng với múa rối nước, họ phải học qua tất cả các bộ môn khác nhau như hát, múa, kịch,... bằng hình thể của mình. Sau đó với những tình cảm và kỹ năng đã tập luyện bằng cơ thể của mình, mình mới truyền tải sang nhân vật con rối. Có như vậy, nghệ sĩ mới thực sự thấu hiểu phần hồn của một vở diễn rối, để điều khiển… Vì vậy, diễn viên múa rối phải tập luyện với hơn 100% công suất để chạm đến trái tim của khán giả, để khiến khán giá cùng đồng điệu và cảm nhận nội dung vở diễn.
Không chỉ ý chí, múa rối nước cũng là bộ môn nghệ thuật thử thách sức khoẻ của người nghệ sĩ. Những con rối có sức nặng nhất định, hơn nữa trong môi trường dưới nước thì lực cản của nước cũng gây khó khăn cho việc điều khiển con rối. Vào mùa lạnh, nghệ nhân phải ngâm mình trong bể nước nhiều giờ liền. Hơn nữa, nước đạt tiêu chuẩn trong bể chứa không được ấm nóng, vì sẽ làm hơi nước bốc lên làm thân nhiệt nghệ sĩ tăng cao, còn có thể gây thiếu oxy.
Có những lúc nhiệt độ xuống thấp vài độ hay thậm chí âm độ trong các chuyến lưu diễn nước ngoài, người nghệ sĩ vẫn phải ngâm mình trong bể nước lạnh giá. Để khắc phục, họ sẽ dán miếng giữ nhiệt, mặc quần áo ngăn thấm nước và đi rất nhiều tất. Có khi lạnh quá, phải uống cả nước mắm để cho ấm người.
Tuy vậy, không thể tránh khỏi các sự cố, như là ào nước vào trong quần. Không thể bỏ tiết mục ở đó, họ vẫn tiếp tục hoàn thành công việc và chỉ ở phía sau tấm rèm, các nghệ sĩ sẽ tự biết với nhau.
Tuy vậy, những người nghệ sĩ họ vẫn luôn tự hào khi được giới thiệu nét đẹp văn hoá đậm đà bản sắc Việt Nam, chỉ duy nhất Việt Nam mới có - đó là múa rối nước. Dù trong suốt chương trình, khán giả đều chẳng nhìn thấy gương mặt người nghệ sĩ, chỉ khi kết thúc chương trình, họ mới trở ra tấm rèm để chào khán giả. Nhưng vài phút giây ngắn ngủi ấy cũng đủ để trao gửi tình cảm của khán giả cho nghệ sĩ, và ngược lại.
Đó chính là động lực để những người yêu nghề múa rối theo đuổi đam mê và cống hiến hết mình để theo đuổi nghệ thuật múa rối. Chẳng dừng lại trên Thuỷ đình cổ kính của làng mình, họ đi biểu diễn khắp dọc dài đất nước, sang châu Âu, châu Á…
Là một trong những loại hình nghệ thuật truyền thống phản ánh đời sống tinh thần và bề dày lịch sử của nhân dân Việt Nam, múa rối nước chứa đựng những giá trị cao về văn hóa, nghệ thuật, lịch sử của dân tộc Việt.
Múa rối nước là bức tranh phản ánh đời sống tâm linh khi sử dụng những nhân vật linh thiêng luôn luôn đem lại bình an trong cuộc sống như long ly quy phượng, cô tiên, hay có các hoạt động cúng bái trong các vở diễn. Tâm linh là yếu tố gắn bó và là một phần trong cuộc sống con người dân tộc Việt Nam, khi những người nông dân luôn cầu mong những mùa màng tốt, những vụ bội thu, thể hiện những khát vọng và ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân vùng châu thổ sông Hồng. Bằng tư duy lãng mạn - dân gian, các nghệ nhân vẽ lên những thế giới hòa bình, tự do riêng cho những nhân vật, không có quyền lực của vua chúa, không có giáo huấn.