Tại Sao Nhật Bản Đầu Tư Vào Việt Nam

Tại Sao Nhật Bản Đầu Tư Vào Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu

Xu hướng lớn hơn của ngành công nghệ thế giới

Quyết định đầu tư của Nvidia nằm trong xu hướng lớn hơn. Đầu tháng 12, Google xác nhận thành lập Google Việt Nam, doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong nước để đóng góp quá trình chuyển đổi số.

Tháng 11, nhà cung ứng Foxconn của Apple công bố đầu tư 80 triệu USD vào hoạt động sản xuất chip tại tỉnh Bắc Giang. Trong khi đó, Meta có kế hoạch mở rộng sản xuất kính VR. SpaceX cũng bày tỏ ý định đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam, trong chuyến thăm của Tổng bí thư Tô Lâm đến Mỹ vào tháng 9.

Nhận định về xu hướng này, TS. Sam Goundar, giảng viên cấp cao ngành CNTT tại Đại học RMIT, nhận định Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một phần quan trọng của giới công nghệ toàn cầu.

“Những động thái này cho thấy Việt Nam không chỉ là điểm đến của sản xuất giá rẻ”, ông Goundar nhấn mạnh.

Theo tiến sĩ, những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của Việt Nam rất đa dạng, từ dân số trẻ, am hiểu công nghệ, chính sách hỗ trợ của Chính phủ và vị trí chiến lược.

Logo của Google. Ảnh: Bloomberg.

“Nhiều công ty muốn dịch chuyển một số hoạt động khỏi Trung Quốc. Việt Nam kết hợp nhiều điều kiện thuận lợi: vị trí gần Trung Quốc, chi phí phải chăng và nguồn lao động lành nghề ngày càng tăng.

Nhìn chung, đây là thời cơ tốt để Việt Nam vừa thu hút thêm đầu tư quốc tế, vừa củng cố ngành công nghệ trong nước”, TS Goundar nói.

TS Sreenivas Tirumala, giảng viên cấp cao ngành CNTT tại Đại học RMIT, nhận định các khoản đầu tư này là “cơ hội phát triển kinh tế và xã hội”, có thể hỗ trợ "thiết kế và phát triển phương pháp tiếp cận tiên tiến vượt bậc cho giới trẻ Việt Nam".

Khoản đầu tư của các hãng công nghệ lớn hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội tiếp xúc công nghệ tiên tiến, môi trường doanh nghiệp quốc tế cho giới trẻ trong nước. Họ sẽ có thêm cơ hội làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và đổi mới, đặc biệt về AI.

“Những hãng công nghệ lớn, có uy tín như Nvidia và Google không chỉ cung cấp cơ hội việc làm, mà còn khuyến khích người trẻ thành lập startup nhằm cung cấp dịch vụ cho các hãng công nghệ lớn”, TS Tirumala nói thêm.

Những câu chuyện ít được biết về tỷ phú công nghệ

Tủ sách Công nghệ đem đến cho độc giả những cuốn sách hay nhất, đúc kết hàng trăm giờ chia sẻ của Steve Jobs, Elon Musk và những người liên quan. Chúng chứa đựng những câu chuyện công nghệ thú vị, ít khi được bật mí.

Nhà máy lớn nhất ở Việt Nam, sẽ tiếp tục đầu tư

* Intel đã đầu tư trên 1,5 tỉ USD, liệu có kế hoạch nào khác không, thưa ông?

- Tôi rất tự hào chia sẻ nhà máy Intel Products Vietnam hiện giờ là nhà máy lớn nhất trong bốn nhà máy về mảng lắp ráp và kiểm định.

Năm 2022 đã đánh dấu và khẳng định tầm quan trọng của Việt Nam với Intel và cả tầm quan trọng của Intel với Việt Nam. Kết quả hiệu suất và hiệu quả như vậy đã củng cố thêm nhu cầu tiếp tục đầu tư thêm tại Việt Nam của chúng tôi.

Đến cuối 2021, chúng tôi đã đầu tư 1,5 tỉ USD. Chúng tôi muốn tiếp tục đầu tư và đây chắc chắn là điều Intel sẽ thực hiện.

* Liệu có khả năng nhà máy Intel ở Việt Nam sẽ được nâng cấp chức năng để tham gia nhiều công đoạn hơn nữa trong quá trình sản xuất chip không?

- Hiện tại, nhà máy Việt Nam đang sản xuất vi xử lý thế hệ 13 Raptor Lake và vi xử lý thế hệ tiếp theo Meteor Lake và chiếm hơn 50% sản lượng toàn cầu về lắp ráp, kiểm định. Đây là một con số vô cùng đáng kể.

Do đó, kế hoạch hiện tại của chúng tôi chủ yếu vẫn tiếp tục tập trung vào đóng gói và kiểm định. Tôi nghĩ là chúng ta không nên đánh giá thấp vai trò của việc đóng gói và kiểm định. Khi so sánh với thế hệ trước, quá trình sản xuất vi xử lý Meteor Lake phức tạp hơn rất nhiều.

Với mô hình và phiên bản mới của chip Meteor Lake phức tạp như thế, do vậy đòi hỏi quy trình lắp ráp và kiểm định cũng phức tạp hơn. Kéo theo công nghệ liên quan đến đóng gói và kiểm định cũng sẽ cần được liên tục nâng cấp và làm mới.

Như việc đóng gói, chúng tôi thực hiện với đơn vị tính bằng micron nên đòi hỏi độ chính xác rất cao. Các kỹ sư của chúng tôi cũng cần phải có đủ khả năng để giải quyết những vấn đề mới phát sinh ngay lập tức.

Đây là những thách thức thật sự khi nhìn vào phân tích dữ liệu và trí tuệ AI, công nghiệp 4.0 hay sản xuất 4.0 đều đòi hỏi phải liên tục nâng cấp và đầu tư để đảm bảo kết quả và chất lượng ngày một cao hơn.

Khi mới đến thị trường Việt Nam, chúng tôi được hỗ trợ giải pháp "một điểm dừng"... Tuy vậy, thời gian qua đi, mọi thứ cũng dần thay đổi với nhiều thử thách hơn.

Việt Nam có thành trung tâm sản xuất chip của khu vực?

* Có một số nhận định về việc Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất chip của khu vực, ông đánh giá thế nào?

- Tôi nghĩ Việt Nam hiện nay đã tiến rất xa. Không chỉ mỗi Intel, mà các công ty đa quốc gia khác đang hiện diện tại đây.

Theo thời gian, tôi nghĩ số lượng các doanh nghiệp nước ngoài sẽ còn phát triển nhiều hơn nữa. Lúc này, Chính phủ Việt Nam cần giải quyết những vấn đề mà tôi đã nói trước đó: những ưu đãi từ Chính phủ, tinh giản các thủ tục hành chính. Mô hình hiện tại mà các công ty đang hướng đến cần khả năng chống chịu tốt và cân bằng về mặt địa lý.

Ngày nay, mọi quốc gia, mọi ngóc ngách trên thế giới đều cần đến chất bán dẫn. Do vậy, mỗi quốc gia nên tập trung vào một lĩnh vực chuyên biệt để tối đa hóa ưu điểm nhằm tạo ra được lợi thế cạnh tranh.

Chuyên gia nhận định xu hướng các hãng công nghệ lớn đầu tư vào Việt Nam sẽ mang đến nhiều lợi ích cho cả 2 bên. Trong đó, sự tham gia của Nvidia có thể là bước ngoặt.

CEO Nvidia Jensen Huang. Ảnh: Bloomberg.

Trong chuyến công tác đến Việt Nam của CEO Jensen Huang, Nvidia thông báo hợp tác với Chính phủ để thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) và Trung tâm Dữ liệu AI (trí tuệ nhân tạo).

Thỏa thuận hợp tác giữa Nvidia và Việt Nam là sự kiện công nghệ nổi bật. Theo giới chuyên gia, với khoản đầu tư này, Nvidia sẽ hỗ trợ toàn bộ ngành công nghệ Việt Nam.

“Nvidia không phải công ty công nghệ lớn đầu tiên có mặt tại Việt Nam, nhưng họ là công ty AI lớn nhất”, TS. Jeff Nijsse, giảng viên cấp cao ngành Kỹ thuật Phần mềm, Đại học RMIT Việt Nam, nhận định.

Lợi thế khi Nvidia đầu tư vào Việt Nam

Theo đề xuất, trung tâm R&D của Nvidia tại Việt Nam sẽ tạo ra nền tảng thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong AI. Các nhà nghiên cứu và startup có thể sử dụng cơ sở hạ tầng này để phát triển ứng dụng AI trong một số lĩnh vực thiết yếu như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giao thông vận tải và tài chính.

Theo TS. Nijsse, tài nguyên dữ liệu là một trong những yếu tố thúc đẩy khoản đầu tư của Nvidia vào Việt Nam.

“Các mô hình AI được đào tạo dựa trên đơn vị xử lý đồ họa (GPU), vốn là sản phẩm chính của Nvidia, nhưng chúng cần thu thập rất nhiều dữ liệu để tạo ra phần mềm hữu ích. Dữ liệu như vậy ngày càng giá trị.

Với dân số lớn, Việt Nam có lợi thế về mặt dữ liệu, nhưng chúng ta phải thận trọng với cách thu thập, sử dụng và trả phí khai thác dữ liệu. Việc Nvidia mua lại VinBrain cho phép họ đi tắt đón đầu về dữ liệu sức khỏe, đồng thời tìm cách phát triển sản phẩm cho những lĩnh vực khác”, ông Nijsse nói thêm.

Một phần hệ thống phục vụ trung tâm dữ liệu của Nvidia. Ảnh: Bloomberg.

Ngay sau khi công bố đầu tư vào Việt Nam, Nvidia cho biết sẽ mở trung tâm nghiên cứu và phát triểnAI. Công ty này cũng cho hiển thị lại nhiều vị trí tuyển dụng trên LinkedIn, liên quan đến các công việc về sản xuất và hỗ trợ kỹ thuật.

Thậm chí, kể cả khi bản thân trung tâm dữ liệu của Nvidia không trực tiếp tạo ra nhiều việc làm, thì các vị trí được tuyển dụng tại đây đều sẽ có yêu cầu trình độ cao, cần những nhà khoa học có bằng cấp và trình độ nghiên cứu.

Theo TS. Nijsse, trung tâm dữ liệu là “khoản đầu tư dài hạn”, đồng nghĩa Nvidia sẽ tìm cách kết hợp trung tâm R&D để hỗ trợ đào tạo nhân tài. Ông cũng kỳ vọng công ty triển khai dự án với các trường đại học, chẳng hạn như cấp học bổng và các chương trình hợp tác.