Xét nghiệm HE4 đánh giá nguy cơ ung thư buồng trứng (ROMA)
Xét nghiệm HE4 đánh giá nguy cơ ung thư buồng trứng (ROMA)
HE4 (Human epididymal protein 4: protein mào tinh hoàn người 4) là họ các protein, lõi có bốn cầu nối disulfide, có tính acid với khả năng có thể có tính ức chế trypsin. Ở dạng hoàn thiện glycosyl hóa protein có trọng lượng phân tử khoảng 20 – 25 kDa và bao gồm một chuỗi đơn peptide. Chất chỉ điểm HE4 ban đầu được cho là đặc hiệu cho mào tinh hoàn. Những phát hiện gần đây cho thấy HE4 có nồng độ thấp trong biểu mô của mô đường hô hấp và mô sinh sản, nhưng nồng độ cao trong mô ung thư buồng trứng. Nồng độ HE4 cao cũng có thể gặp trong huyết thanh của bệnh nhân ung thư buồng trứng. Ung thư buồng trứng là nguyên nhân thứ bảy gây tử vong liên quan đến ung thư cho phụ nữ trên toàn thế giới, gây tử vong cao nhất của ung thư phụ khoa, nhưng có khả năng chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm và điều trị bởi bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm. Tuy nhiên, triệu chứng ung thư buồng trứng thường mơ hồ và không đặc hiệu. Do đó, đa số ung thư buồng trứng được phát hiện ở giai đoạn trễ, và tỷ lệ bệnh nhân còn sống trong 5 năm sau điều trị giảm từ 90% trong giai đoạn I đến dưới 20% trong giai đoạn IV.
Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 23 Tháng 3 2020 18:29
Ion đồ là xét nghiệm chất điện giải trong máu
Điện giải đồ là một phần của xét nghiệm máu định kỳ hoặc được chỉ định để xác định nguyên nhân của một số triệu chứng liên quan đến rối loạn chất điện giải như:
Các chất điện giải cũng được thực hiện ở người đang sử dụng một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc lợi tiểu hoặc thuốc ức chế ACE.
Trong cơ thể người, chất điện giải được tìm thấy dưới dạng muối và khoáng chất trong máu, nước tiểu và dịch cơ thể. Các chất điện giải chính bao gồm: natri (sodium), kali (potassium), bicarbonate (HCO3) và clorua (chloride). Ngoài ra có các chất: canxi (calcium), magiê (magnesium), phốt phát (phosphate), sulphat…
Chất điện giải giúp duy trì sự cân bằng nước và axit/bazơ trong cơ thể. Chất điện giải còn giúp hỗ trợ chức năng của cơ và thần kinh, kiểm soát nhịp tim, ổn định huyết áp và các chức năng quan trọng khác.
Thông thường các chất điện giải cần duy trì trạng thái cân bằng để đảm bảo cơ thể hoạt động tốt. Khi một hoặc nhiều chất điện giải trong cơ thể tăng hoặc hạ được gọi là rối loạn điện giải. Mất cân bằng điện giải nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê, co giật và ngừng tim. Ion đồ là xét nghiệm chẩn đoán rối loạn điện giải, kiểm tra 4 chất:
- Natri (Sodium): Ký hiệu là Na. Hầu hết natri được tìm thấy trong chất lỏng ngoại bào (ECF), bên ngoài tế bào, giúp kiểm soát lượng nước trong cơ thể.
- Kali (Potassium): Ký hiệu là K. Được tìm thấy chủ yếu trong dịch tế bào, một lượng nhỏ trong huyết tương. Thay đổi nồng độ kali có thể ảnh hưởng đến nhịp và khả năng co bóp của tim.
- Canxi (Calcium): Ký hiệu là Ca. Hỗ trợ hệ thống xương, hệ thần kinh và tuần hoàn.
- Clorua (Chloride): Ký hiệu là Cl. Clorua di chuyển ra vào khỏi tế bào để duy trì tính trung hòa về điện. Mức độ Cl thường phản ánh mức độ Na.
Trị số tham chiếu của xét nghiệm sẽ phụ thuộc vào tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe và phương pháp đo của từng phòng xét nghiệm. Dưới đây là giá trị tham khảo:
- Canxi: 8,5-10,2 mg/dL (người trưởng thành)
Mức điện giải bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: lượng nước hấp thụ qua ăn uống, lượng nước trong cơ thể và lượng chất điện giải bài tiết qua thận. Chất điện giải cũng bị ảnh hưởng bởi các hormone, đặc biệt là aldosterone – một loại hormone giữ lại natri trong cơ thể và tăng đào thải kali qua thận. Tùy trường hợp mà bác sĩ có thể yêu cầu bổ sung thêm các xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh để tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ra rối loạn điện giải.
Trong các tình trạng cụ thể, có thể có một hoặc nhiều chất điện giải có trị số bất thường. Tùy vào loại chất điện giải bị mất cân bằng mà bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị để cân bằng lại chất điện giải.
Chỉ số chất điện giải cao hoặc thấp hơn mức bình thường không có nghĩa là bạn nhất định đang bị một bệnh lý nào đó. Bởi vì có một số nguyên nhân khác làm mất cân bằng điện giải như: uống nhiều nước, mất nhiều nước (nôn mửa, tiêu chảy), một số loại thuốc.
Nước dừa rất giàu chất điện giải
Các chất điện giải có thể được kiểm tra bằng xét nghiệm máu.
Có một số lưu ý khi thực hiện xét nghiệm này là:
- Xét nghiệm ion đồ không cần nhịn ăn. Nhưng xét nghiệm này có thể được thực hiện cùng các xét nghiệm máu khác như đường huyết hay cholestererol, vì vậy tốt nhất bạn nên nhịn ăn trước đó.
- Uống nhiều nước trước khi xét nghiệm sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Không hút thuốc lá (kể cả vape) vì thuốc lá có chứa nicotin.
Dưới đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến nồng độ chất điện giải tăng hoặc hạ bất thường:
Natri rất cần thiết đối với chức năng bình thường của cơ thể. Natri cũng giúp điều chỉnh chức năng thần kinh và co cơ. Tăng natri máu có thể xảy ra do:
- Nôn mửa, tiêu chảy, đồ mồ hôi
- Mất nước do nôn mửa, tiêu chảy, đổ mồ hôi nhiều, đi tiểu nhiều
- Rối loạn tuyến giáp, vùng dưới đồi hoặc tuyến thượng thận
- Suy gan, suy tim hoặc suy thận
- Hội chứng tiết hormone ADH không thích hợp (SIADH)
Kali đặc biệt quan trọng để điều chỉnh chức năng tim. Tăng kali máu có thể lượng kali cao. Tình trạng này có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị. Tăng kali có thể do:
- Nôn mửa hoặc tiêu chảy nghiêm trọng
- Rối loạn chức năng tuyến giáp
Clorua trong máu thấp có thể xảy ra do:
HE4 (Human epididymal protein 4) có tên tiếng Việt là protein mào tinh hoàn người 4. HE4 thường được sử dụng trong chẩn đoán ung thư buồng trứng. Xét nghiệm HE4 kết hợp với xét nghiệm CA 125 cho kết quả chẩn đoán ung thư buồng trứng tương đối chính xác. Đặc biệt là các trường hợp nghi ngờ ung thư buồng trứng thể nội mạc, thể thanh dịch và thể tế bào. Sự kết hợp xét nghiệm HE4 và CA 125 cho phép chẩn đoán ung thư buồng trứng với độ nhạy cao nhất là 76,4% và độ đặc hiệu là 95%. Sự kết hợp này có thể giúp chẩn đoán phân biệt giữa khối u lành tính hoặc ác tính ở vùng chậu hông hơn việc sử dụng mỗi xét nghiệm đơn lẻ. Phương pháp này cũng được sử dụng để theo dõi diễn biến của bệnh và hiệu quả điều trị ung thư buồng trứng; phát hiện ung thư buồng trứng tái phát sau điều trị phẫu thuật.
– Chẩn đoán sớm ung thư buồng trứng, đặc biệt là các trường hợp nghi ngờ ung thư buồng trứng thể nội mạc, thể thanh dịch và thể tế bào sáng. – Theo dõi diễn biến của bệnh và hiệu quả điều trị ung thư buồng trứng. – Phát hiện ung thư buồng trứng tái phát sau điều trị phẫu thuật. – Xét nghiệm HE4 có thể được chỉ định một mình hoặc kết hợp với CA 125. Việc kết hợp xét nghiệm HE4 và CA 125, cùng với thuật toán đánh giá nguy cơ ung thư buồng trứng (Risk of Ovarian Malignancy Algorithm: ROMA) làm tăng độ nhạy của chẩn đoán ung thư buồng trứng. – Việc chỉ định thêm một số dấu ấn ung thư khác như CA 72-4 và CEA hầu như không làm tăng độ nhạy của chẩn đoán ung thư buồng trứng.
Chú ý: Trong quá trình theo dõi ung thư buồng trứng thể tế bào mầm hoặc thể niêm dịch, không nên chỉ định HE4 vì nồng độ của nó trong huyết tương không thay đổi ở các thể ung thư này.
* Giá trị trung bình xét nghiệm định lượng HE4:
– Khoảng tham chiếu: Bình thường, ở phụ nữ HE4 có giá trị như sau:
Ngoài ra còn sử dụng giá trị HE4 và CA125 định lượng được để tinh PI (Chỉ số tiên đoán) và ROM (Xác suất tiên đoán) để phân tầng nguy cơ cho người bệnh.
Khi sử dụng đơn lẻ, HE4 có độ nhạy cao đối với việc phát hiện ung thư buồng trứng, đặc biệt trong giai đoạn I, là giai đoạn sớm còn chưa xuất hiện triệu chứng.
HE4 tăng trong ung thư buồng trứng và tăng sớm hơn CA125. HE4 cũng được sử dụng để theo dõi điều trị và là chỉ thị sớm và quan trọng trong sự tái phát của bệnh sau phẫu thuật của ung thư buồng trứng.
Sự kết hợp xét nghiệm HE4 và CA 125 cho phép chẩn đoán ung thư buồng trứng với độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn để phân tầng nguy cơ cho người bệnh.
Sự kết hợp xét nghiệm HE4 và CA 125 có thể giúp chẩn đoán phân biệt giữa khối u lành tính hoặc ác tính vùng chậu hông chính xác hơn việc sử dụng mỗi xét nghiệm đơn lẻ.
Việc kết hợp xét nghiệm HE4 và CA 125, cùng với thuật toán đánh giá nguy cơ ung thư buồng trứng (ROMA) làm tăng độ nhạy của chẩn đoán ung thư buồng trứng ở phụ nữ có khối u vùng chậu hông.
– Những yếu tố gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm khi:
+ Huyết thanh vàng: Bilirubin < 66 mg/dL hay 1130 µmol/L.
+ Tán huyết: Hemoglobin <1.0 g/dl.
+ Huyết thanh đục: Triglyceride < 2000 mg/dl.
+ Biotin <50 ng/ml. trường hợp người bệnh sử dụng Biotin với liều > 5 mg/ngày cần lấy máu xét nghiệm ít nhất 8h sau khi sử dụng Biotin lần cuối.
+ Không có hiệu ứng “high-dose hook” (Hiệu ứng mẫu bệnh phẩm có nồng độ cao) khi nồng độ sFlt-1 tới 40 000 pmol/L.
– Khắc phục: Có thể hòa loãng bệnh phẩm và thực hiện lại xét nghiệm sau đó nhân kết quả với độ hòa loãng (Trường hợp có hòa loãng tự động trên máy thì kết quả không cần nhân với độ hòa loãng do máy đã tự tính toán).